Làm việc tại môi trường độc hại có được nghỉ hưu sớm hay không?
Làm việc tại môi trường độc hại có được nghỉ hưu sớm không?
Căn cứ điểm a khoản 1 Điều 5 Nghị định 135/2020/NĐ-CP có quy định về nghỉ hưu ở tuổi thấp hơn tuổi nghỉ hưu trong điều kiện lao động bình thường:
Người lao động thuộc các trường hợp dưới đây có thể nghỉ hưu ở tuổi thấp hơn nhưng không quá 05 tuổi so với tuổi nghỉ hưu quy định tại Điều 4 của Nghị định này tại thời điểm nghỉ hưu, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác:
a) Người lao động có từ đủ 15 năm trở lên làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành.
b) Người lao động có từ đủ 15 năm trở lên làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, bao gồm cả thời gian làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên trước ngày 01 tháng 01 năm 2021.
Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành danh mục vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
c) Người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên.
d) Người lao động có tổng thời gian làm nghề, công việc quy định tại điểm a và thời gian làm việc ở vùng quy định tại điểm b khoản này từ đủ 15 năm trở lên.
Theo Danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm (kèm theo Thông tư 11/2020/TT-BLĐTBXH):
I. KHAI THÁC KHOÁNG SẢN
TT |
Tên nghề hoặc công việc |
Đặc điểm điều kiện lao động của nghề, công việc |
Điều kiện lao động loại VI |
||
1 |
Khoan đá bằng búa máy cầm tay trong hầm lò |
Nơi làm việc chật hẹp, thiếu ánh sáng, thiếu dưỡng khí, công việc nặng nhọc, nguy hiểm ảnh hưởng bụi, ồn và rung vượt tiêu chuẩn cho phép nhiều lần |
2 |
Khai thác mỏ hầm lò |
Nơi làm việc chật hẹp, thiếu dưỡng khí, công việc thủ công, rất nặng nhọc, nguy hiểm, chịu tác động của bụi, ồn, CO2. |
3 |
Sấy, nghiền, trộn, đóng gói, vật liệu nổ. |
Công việc độc hại, nguy hiểm, thường xuyên tiếp xúc với nhiệt độ cao, ồn, bụi và hoá chất độc (TNT, Cl2, Licacmon...). |
4 |
Lái máy xúc dung tích gầu từ 8m3 trở lên |
Công việc nặng nhọc, tư thế lao động gò bó, chịu tác động của bụi, ồn và rung vượt tiêu chuẩn cho phép nhiều lần. |
5 |
Đội viên cứu hộ mỏ. |
Nghề đặc biệt nguy hiểm. |
6 |
Khai thác quặng kim loại màu bằng phương pháp hầm lò. |
Nơi làm việc chật hẹp, thiếu dưỡng khí, ẩm ướt, công việc thủ công, rất nặng nhọc, nguy hiểm, chịu tác động của bụi, ồn, khí CO2 |
7 |
Vận hành các thiết bị công nghệ luyện kim bằng phương pháp thủy, hỏa luyện (đồng, kẽm, thiếc, Titan, Crom, Vonfram,...). |
Làm việc trong môi trường nhiệt độ cao, bụi, asen, hơi khí độc, hóa chất. |
Như vậy, theo những quy định trên thì làm việc từ đủ 15 năm trong môi trường độc hại thì được xin nghỉ hưu sớm nhưng không quá 05 tuổi so với tuổi nghỉ hưu quy định. Trong trường hợp này làm công nhân tại khâu trộn thuốc nổ là làm việc trong môi trường độc hại vì vậy bạn có thể xin công ty nghỉ hưu sớm được.
Tuổi nghỉ hưu thấp nhất của người lao động làm việc tại môi trường độc hại là bao nhiêu?
Theo khoản 2 Điều 5 Nghị định 135/2020/NĐ-CP quy định về tuổi nghỉ hưu thấp nhất của người lao động làm việc tại môi trường độc hại:
Lao động nam |
Lao động nữ |
||
Năm nghỉ hưu |
Tuổi nghỉ hưu thấp nhất |
Năm nghỉ hưu |
Tuổi nghỉ hưu thấp nhất |
2021 |
55 tuổi 3 tháng |
2021 |
50 tuổi 4 tháng |
2022 |
55 tuổi 6 tháng |
2022 |
50 tuổi 8 tháng |
2023 |
55 tuổi 9 tháng |
2023 |
51 tuổi |
2024 |
56 tuổi |
2024 |
51 tuổi 4 tháng |
2025 |
56 tuổi 3 tháng |
2025 |
51 tuổi 8 tháng |
2026 |
56 tuổi 6 tháng |
2026 |
52 tuổi |
2027 |
56 tuổi 9 tháng |
2027 |
52 tuổi 4 tháng |
Từ năm 2028 trở đi |
57 tuổi |
2028 |
52 tuổi 8 tháng |
|
|
2029 |
53 tuổi |
|
|
2030 |
53 tuổi 4 tháng |
|
|
2031 |
53 tuổi 8 tháng |
|
|
2032 |
54 tuổi |
|
|
2033 |
54 tuổi 4 tháng |
|
|
2034 |
54 tuổi 8 tháng |
|
|
Từ năm 2035 trở đi |
55 tuổi |
Việc đối chiếu tháng, năm sinh của người lao động tương ứng với tuổi nghỉ hưu quy định tại khoản này theo Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này.
Trân trọng!
Vũ Thiên Ân