Thời hạn của thị thực đối với người nước ngoài du lịch nhập cảnh vào Việt Nam quy định như thế nào?
Thời hạn của thị thực đối với người nước ngoài du lịch nhập cảnh vào Việt Nam quy định như thế nào?
Tại Khoản 17 Điều 8 Luật nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2014 được bổ sung bởi Khoản 3 Điều 1 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam sửa đổi 2019 về ký hiệu thị thực như sau:
17. DL - Cấp cho người vào du lịch.
Theo Điều 9 Luật này được bổ sung bởi Điểm d, e Khoản 4 điều 1 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam sửa đổi 2019 về thời hạn thị thực quy định như sau:
1. Thị thực ký hiệu SQ có thời hạn không quá 30 ngày.
2. Thị thực ký hiệu HN, DL có thời hạn không quá 03 tháng.
3. Thị thực ký hiệu VR có thời hạn không quá 06 tháng.
4. Thị thực ký hiệu NG1, NG2, NG3, NG4, LV1, LV2, DN, NN1, NN2, NN3, DH, PV1, PV2 và TT có thời hạn không quá 12 tháng.
5. Thị thực ký hiệu LĐ có thời hạn không quá 02 năm.
5a. Thị thực ký hiệu ĐT3 có thời hạn không quá 03 năm.
6. Thị thực ký hiệu ĐT có thời hạn không quá 05 năm.
7. Thị thực hết hạn, được xem xét cấp thị thực mới.
8. Thời hạn thị thực ngắn hơn thời hạn hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế ít nhất 30 ngày.
9. Trường hợp điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định khác thì thời hạn thị thực cấp theo điều ước quốc tế.
Như vậy, ông Faulen nhập cảnh vào Việt Nam để du lịch thuộc trường hợp được quy định tại Khoản 2, thời hạn ghi trên thị thực của ông Faulen là thời hạn tối đa (không quá 03 tháng). Do đó, hết thời hạn này, ông Faulen phải ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc xin cấp thị thực mới nếu ông muốn tiếp tục ở lại Việt Nam.
Để được cấp thị thực nhập cảnh vào Việt Nam, phải đáp ứng những điều kiện gì?
Căn cứ Điều 10 Luật này được bổ sung bởi Khoản 5 Điều 1 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam sửa đổi 2019 về điều kiện cấp thị thực được quy định như sau:
1. Có hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế.
2. Có cơ quan, tổ chức, cá nhân tại Việt Nam mời, bảo lãnh, trừ trường hợp quy định tại Điều 16a, Điều 16b và khoản 3 Điều 17 của Luật này.
3. Không thuộc các trường hợp chưa cho nhập cảnh quy định tại Điều 21 của Luật này.
4. Các trường hợp sau đây đề nghị cấp thị thực phải có giấy tờ chứng minh mục đích nhập cảnh:
a) Người nước ngoài vào đầu tư phải có giấy tờ chứng minh việc đầu tư tại Việt Nam theo quy định của Luật đầu tư;
b) Người nước ngoài hành nghề luật sư tại Việt Nam phải có giấy phép hành nghề theo quy định của Luật luật sư;
c) Người nước ngoài vào lao động phải có giấy phép lao động theo quy định của Bộ luật lao động;
d) Người nước ngoài vào học tập phải có văn bản tiếp nhận của nhà trường hoặc cơ sở giáo dục của Việt Nam.
Theo đó, người nước ngoài muốn nhập cảnh Việt Nam phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện theo quy định như trên.
Trân trọng!
Nguyễn Minh Tài