Nguồn vốn cho vay tại Ngân hàng Chính sách xã hội trong Chương trình phục hồi và phát triển KT-XH được quy định như thế nào?
Nguồn vốn cho vay tại Ngân hàng Chính sách xã hội trong Chương trình phục hồi và phát triển KT-XH?
Tại Khoản 1 Điều 8 Nghị định 36/2022/NĐ-CP có quy định về nguồn vốn cho vay tại Ngân hàng Chính sách xã hội trong Chương trình phục hồi và phát triển KT-XH như sau:
1. Nguồn vốn cho vay
a) Ngân hàng Chính sách xã hội được phát hành trái phiếu Chính phủ bảo lãnh để cho vay đối với các chính sách cho vay ưu đãi theo quy định tại tiết b, điểm 1.3 khoản 1 Điều 3 Nghị quyết số 43/2022/QH15;
b) Tổng hạn mức phát hành trái phiếu Chính phủ bảo lãnh để cho vay đối với các chính sách cho vay ưu đãi theo Nghị quyết số 43/2022/QH15 tối đa là 38,4 nghìn tỷ đồng và không vượt quá tổng dư nợ tín dụng các chính sách cho vay ưu đãi theo Nghị quyết số 43/2022/QH15 tại thời điểm kết thúc thực hiện Nghị quyết số 43/2022/QH15 cộng mức tồn ngân tính trên tổng dư nợ tín dụng nêu tại điểm này. Tỷ lệ tồn ngân được xác định theo tỷ lệ tối đa tồn quỹ tiền mặt và tiền gửi tại các tổ chức tín dụng khác để đảm bảo khả năng chi trả, thanh toán khi xác định số cấp bù chênh lệch lãi suất và phí quản lý theo quy định tại quy chế quản lý tài chính của Ngân hàng Chính sách xã hội;
c) Nguồn vốn trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh quy định tại khoản này được hòa đồng chung trong tổng nguồn vốn của Ngân hàng Chính sách xã hội và hạch toán, quản lý, sử dụng theo quy chế quản lý tài chính của Ngân hàng Chính sách xã hội;
d) Trong thời gian chưa phát hành hoặc chưa phát hành đủ nguồn vốn trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh, Ngân hàng Chính sách xã hội được sử dụng các nguồn vốn hợp pháp của Ngân hàng để thực hiện các chính sách cho vay ưu đãi theo Nghị quyết số 43/2022/QH15.
Cấp bù lãi suất và phí quản lý tại Ngân hàng Chính sách xã hội trong Chương trình phục hồi và phát triển KT-XH?
Tại Khoản 2 Điều 8 Nghị định 36/2022/NĐ-CP có quy định về cấp bù lãi suất và phí quản lý tại Ngân hàng Chính sách xã hội trong Chương trình phục hồi và phát triển KT-XH như sau:
2. Cấp bù lãi suất và phí quản lý
a) Ngân hàng Chính sách xã hội được ngân sách nhà nước cấp bù lãi suất và phí quản lý khi thực hiện các chính sách cho vay ưu đãi theo Nghị quyết số 43/2022/QH15 theo cơ chế cấp bù chênh lệch lãi suất và phí quản lý khi cho vay người nghèo và các đối tượng chính sách khác quy định tại quy chế quản lý tài chính của Ngân hàng Chính sách xã hội;
b) Nguồn vốn cấp bù lãi suất và phí quản lý
- Nguồn vốn cấp bù lãi suất và phí quản lý trong giai đoạn 2022 - 2023 để thực hiện các chính sách cho vay ưu đãi theo Nghị quyết số 43/2022/QH15 là nguồn 2 nghìn tỷ đồng quy định tại tiết b điểm 1.2 khoản 1 Điều 3 Nghị quyết số 43/2022/QH15;
- Nguồn vốn cấp bù lãi suất và phí quản lý sau năm 2023 đối với dư nợ của các chính sách cho vay ưu đãi theo Nghị quyết số 43/2022/QH15 được bố trí từ nguồn vốn đầu tư công theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước, Luật Đầu tư công và các văn bản hướng dẫn (nếu có).
Trân trọng!
Huỳnh Minh Hân