Cần sa có phải là ma túy?

Cần sa có phải là ma túy không? Hút cần sa thì bị xử phạt như thế nào? Chào Ban biên tập, tôi hiện tại đang là thực tập sinh của Công ty Giải trí O. Trong quá trình thực tập tôi có sáng tác vài bài nhạc, mà khi sáng tác tôi cần ý tưởng để có thể phiêu được trên từng con beat nên tôi đã tìm đến cần sa. Cho tôi hỏi, cần sa có phải là ma túy không ạ và hành vi hút cần sa thì bị xử phạt như thế nào? Hãy giải đáp giúp tôi.

Cần sa có phải là ma túy không?

Theo Danh mục I Các chất ma túy tuyệt đối cấm sử dụng trong y học và đời sống xã hội; việc sử dụng các chất này trong phân tích, kiểm nghiệm, nghiên cứu khoa học, điều tra tội phạm học theo quy định đặc biệt của cơ quan có thẩm quyền (Ban hành kèm theo Nghị định số 73/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ):

ID. Các chất sau

STT

Tên chất

Tên khoa học

Mã thông tin CAS

45

Cần sa và các chế phẩm từ cần sa

 

8063-14-7

46

Lá Khat

Lá cây Catha edulis

 

Như vậy, theo quy định của pháp luật thì cần sa thuộc các chất ma túy tuyệt đối cấm sử dụng trong y học và đời sống xã hội; việc sử dụng các chất này trong phân tích, kiểm nghiệm, nghiên cứu khoa học, điều tra tội phạm học theo quy định đặc biệt của cơ quan có thẩm quyền.

Hút cần sa thì bị xử phạt như thế nào?

Căn cứ khoản 1 Điều 23 Nghị định 144/2021/NĐ-CP có quy định về vi phạm các quy định về phòng, chống và kiểm soát ma túy như sau:

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng trái phép chất ma túy.

Theo khoản 1 Điều 249 Bộ luật hình sự 2015 được sửa đổi bởi Khoản 66 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định về tội tàng trữ trái phép chất ma túy như sau:

1.Người nào tàng trữ trái phép chất ma túy mà không nhằm mục đích mua bán, vận chuyển, sản xuất trái phép chất ma túy thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi quy định tại Điều này hoặc đã bị kết án về tội này hoặc một trong các tội quy định tại các điều 248, 250, 251 và 252 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

b) Nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa hoặc cao côca có khối lượng từ 01 gam đến dưới 500 gam;

c) Heroine, Cocaine, Methamphetamine, Amphetamine, MDMA hoặc XLR-11 có khối lượng từ 0,1 gam đến dưới 05 gam;

d) Lá cây côca; lá khát (lá cây Catha edulis); lá, rễ, thân, cành, hoa, quả của cây cần sa hoặc bộ phận của cây khác có chứa chất ma túy do Chính phủ quy định có khối lượng từ 01 kilôgam đến dưới 10 kilôgam;

đ) Quả thuốc phiện khô có khối lượng từ 05 kilôgam đến dưới 50 kilôgam;

e) Quả thuốc phiện tươi có khối lượng từ 01 kilôgam đến dưới 10 kilôgam;

g) Các chất ma túy khác ở thể rắn có khối lượng từ 01 gam đến dưới 20 gam;

h) Các chất ma túy khác ở thể lỏng có thể tích từ 10 mililít đến dưới 100 mililít;

i) Có 02 chất ma túy trở lên mà tổng khối lượng hoặc thể tích của các chất đó tương đương với khối lượng hoặc thể tích chất ma túy quy định tại một trong các điểm từ điểm b đến điểm h khoản này.

Tại khoản 1 Điều 251 Bộ luật hình sự 2015 quy định về Tội mua bán trái phép chất ma túy:

1. Người nào mua bán trái phép chất ma túy, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.

Do đó, theo những quy định trên thì hành vi hút cần sa có thể bị xử phạt hành chính và bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Trân trọng!

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Sử dụng ma túy

Vũ Thiên Ân

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào