Mục đích của kế hoạch kiểm tra trong công tác thi đua, khen thưởng năm 2022 trong Tòa án nhân dân?
Mục đích của kế hoạch kiểm tra về công tác thi đua, khen thưởng năm 2022 trong Tòa án nhân dân?
Căn cứ Tiết 1 Tiểu mục I Mục A Kế hoạch và thành lập Đoàn kiểm tra công tác thi đua, khen thưởng năm 2022 trong Tòa án nhân dân ban hành kèm theo Quyết định 147/QĐ-TANDTC quy định về mục đích như sau:
1. Mục đích
- Kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật và của Tòa án nhân dân về công tác thi đua, khen thưởng; công tác ban hành văn bản quy định, chỉ đạo, hướng dẫn về công tác thi đua, khen thưởng của các Tòa án nhân dân; việc xây dựng, tổ chức phát động các phong trào thi đua hằng năm; công tác khen thưởng và tuyên truyền, xây dựng điển hình tiên tiến; đánh giá tác động, hiệu quả của phong trào thi đua đối với việc hoàn thành các chỉ tiêu công tác chuyên môn của các đơn vị, Tòa án nhân dân trong năm 2022.
- Thông qua kiểm tra để kịp thời phát hiện các tập thể, cá nhân điển hình, có nhiều giải pháp, sáng kiến được ứng dụng có hiệu quả trong công tác, có bề dày thành tích, hoàn thành xuất sắc các chỉ tiêu nhiệm vụ công tác chuyên môn để biểu dương, tuyên truyền, phổ biến, nhân rộng; đồng thời, phát hiện những đơn vị còn có hạn chế, thiếu sót trong tổ chức phong trào thi đua, còn hình thức, chưa hiệu quả, chưa hoàn thành tốt các chỉ tiêu nhiệm vụ công tác chuyên môn. Từ đó, tìm ra nguyên nhân để tham mưu cho Ban Cán sự đảng, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Hội đồng Thi đua-Khen thưởng Tòa án nhân dân có biện pháp chỉ đạo kịp thời, giúp các đơn vị tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, đề ra các giải pháp tổ chức thực hiện tốt phong trào thi đua, phấn đấu hoàn thành tốt các chỉ tiêu nhiệm vụ công tác các tháng cuối năm và cả năm 2022.
- Đánh giá những tồn tại, hạn chế trong công tác thi đua, khen thưởng để có biện pháp khắc phục, đổi mới, đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước và công tác khen thưởng của Tòa án nhân dân trong thời gian tới, hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị của Tòa án nhân dân, các nhiệm vụ cải cách tư pháp, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, các Nghị quyết của Đảng, Quốc hội về công tác tư pháp và công tác Tòa án.
Yêu cầu của kế hoạch kiểm tra về công tác thi đua, khen thưởng năm 2022 trong Tòa án nhân dân?
Căn cứ Căn cứ Tiết 2 Tiểu mục I Mục A Kế hoạch và thành lập Đoàn kiểm tra công tác thi đua, khen thưởng năm 2022 trong Tòa án nhân dân ban hành kèm theo Quyết định 147/QĐ-TANDTC quy định về yêu cầu như sau:
2. Yêu cầu
- Kiểm tra bám sát sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, lãnh đạo Tòa án nhân dân tối cao, hướng dẫn của Hội đồng Thi đua-Khen thưởng Trung ương, Hội đồng Thi đua-Khen thưởng Tòa án nhân dân và các cơ quan có liên quan.
- Kiểm tra theo kế hoạch, chương trình, lịch trình cụ thể; xác định rõ mục đích, yêu cầu, nội dung, đối tượng, thời gian, phương pháp kiểm tra và phải thông báo cho đơn vị được kiểm tra biết trước khi tiến hành kiểm tra; có trọng tâm, trọng điểm, không kiểm tra tràn lan. Kết thúc kiểm tra phải có báo cáo đánh giá và kết luận kiểm tra một cách khách quan, toàn diện và thông báo cho đơn vị được kiểm tra để rút kinh nghiệm, đề ra biện pháp khắc phục dứt điểm những tồn tại, hạn chế, phấn đấu hoàn thành tốt các chỉ tiêu nhiệm vụ công tác năm.
- Kiểm tra bảo đảm khách quan, dân chủ, hiệu quả, tiết kiệm, tránh phô trương, hình thức, không làm cản trở hoạt động bình thường của đối tượng được kiểm tra. Kết quả kiểm tra là một trong những căn cứ quan trọng để đánh giá kết quả thực hiện các chỉ tiêu nhiệm vụ công tác chuyên môn, mức độ, phạm vi ảnh hưởng của thành tích để thực hiện bình xét, đề nghị khen thưởng dịp tổng kết phong trào thi đua năm 2022.
Trân trọng!
Lê Bảo Y