Lực lượng, phương tiện trong kế hoạch quốc gia ứng phó thảm họa động đất, sóng thần của Bộ Công an được quy định ra sao?
Lực lượng, phương tiện trong kế hoạch quốc gia ứng phó thảm họa động đất, sóng thần của Bộ Công an được quy định như thế nào?
Tại Tiểu mục 4 Mục III Kế hoạch quốc gia ứng phó thảm họa động đất, sóng thần kèm theo Quyết định 645/QĐ-TTg năm 2022 có quy định về lực lượng, phương tiện trong kế hoạch quốc gia ứng phó thảm họa động đất, sóng thần của Bộ Công an như sau:
- Bộ Công an:
+ Các đơn vị Phòng cháy chữa cháy và cứu hộ, cứu nạn;
+ Các đơn vị Cảnh sát cơ động, Cảnh sát giao thông, Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Cảnh sát môi trường;
+ Các đơn vị bảo vệ an ninh trật tự;
+ Các cơ quan giám định tư pháp hình sự;
+ Trung tâm huấn luyện và sử dụng động vật nghiệp vụ.
Lực lượng, phương tiện trong kế hoạch quốc gia ứng phó thảm họa động đất, sóng thần của Bộ Giao thông vận tải được quy định như thế nào?
Tại Tiểu mục 4 Mục III Kế hoạch quốc gia ứng phó thảm họa động đất, sóng thần kèm theo Quyết định 645/QĐ-TTg năm 2022 có quy định về lực lượng, phương tiện trong kế hoạch quốc gia ứng phó thảm họa động đất, sóng thần của Bộ Giao thông vận tải như sau:
- Bộ Giao thông vận tải
+ Trung tâm Phối hợp Tìm kiếm cứu nạn Hàng không, Trung tâm Hiệp đồng Tìm kiếm cứu nạn Hàng không (Miền Bắc, Trung, Nam) và các cơ quan, đơn vị khác thuộc Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam. Trung tâm khẩn nguy cảng hàng không thuộc Tổng Công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP và Cảng Hàng không quốc tế Vân Đồn; các cơ quan, đơn vị khác thuộc Tổng Công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP;
+ Trung tâm Phối hợp tìm kiếm cứu nạn Hàng hải Việt Nam, gồm 04 Trung tâm Phối hợp tìm kiếm cứu nạn Khu vực (Khu I tại Hải Phòng, Khu vực II tại Đà Nẵng, Khu vực III tại Vũng Tàu, Khu vực IV tại Nha Trang);
+ Lực lượng của các cảng vụ hàng hải: Gồm 23 cảng vụ hàng hải khu vực, các cảng vụ này có một số tàu, ca nô công vụ hoạt động đảm bảo an toàn an ninh hàng hải và các thiết bị cẩu, bốc xếp có khả năng chủ trì hoặc tham gia tìm kiếm cứu nạn trên biển và tại các vùng nước cảng biển;
+ Tổng công ty Bảo đảm an toàn Hàng hải miền Bắc và miền Nam: Gồm các đơn vị thành viên hoạt động trong lĩnh vực hoa tiêu, bảo đảm an toàn hàng hải trên cả nước; có nhiều phương tiện thủy như: Ca nô, tàu kéo, sà lan công trình, sà lan mở đáy, tàu lai dắt... và nhiều thiết bị đi kèm;
+ Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên Thông tin điện tử Hàng hải Việt Nam (VISHIPEL): Phụ trách Hệ thống Thông tin duyên hải Việt Nam từ Móng Cái đến Cà Mau; Trung tâm xử lý và kiểm soát Thông tin Hàng hải Hà Nội; Đài Thông tin vệ tinh mặt đất Inmarsat Hải Phòng (Hai Phong Land Earth Station); Đài Thông tin vệ tinh mặt đất Cospas-Sarsat (VNLUT/MCC) tại Hải Phòng;
+ Một số doanh nghiệp ngành Giao thông vận tải khác có thể cung cấp các dịch vụ về hàng hải, trục vớt, dịch vụ kỹ thuật ngầm và tham gia tìm kiếm, cứu nạn trên biển như: Công ty Trục vớt Cứu hộ Việt Nam (VISAL); Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam Vinaline; Tổng Công ty xây dựng đường thủy Vinawaco; Tổng Công ty vận tải thủy Việt Nam; Công ty vận tải và thuê tàu...;
+ Lực lượng khác: Các Cảng vụ Đường thủy nội địa; các tổ chức, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực cứu hộ cứu nạn, xây dựng, vận tải (đường không, đường bộ, đường sắt, thủy nội địa), thông tin, viễn thông, y tế...
Trân trọng!
Huỳnh Minh Hân