Quản lý công tác giải quyết khiếu nại của Cơ quan thi hành án hình sự trong Công an nhân dân như thế nào?
Quản lý công tác giải quyết khiếu nại của Cơ quan thi hành án hình sự trong Công an nhân dân
Theo Điều 19 Thông tư 19/2022/TT-BCA (có hiệu lực từ ngày 15/06/2022) việc quản lý công tác giải quyết khiếu nại của Cơ quan thi hành án hình sự trong Công an nhân dân được quy định như sau:
1. Cục Cảnh sát Quản lý trại giam, cơ sở giáo dục bắt buộc, trường giáo dưỡng Bộ Công an chịu trách nhiệm theo dõi, tổng hợp về công tác giải quyết khiếu nại thuộc lĩnh vực thi hành án hình sự trong Công an nhân dân.
2. Cơ quan quản lý thi hành án hình sự Bộ Công an, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện, có trách nhiệm giúp Thủ trưởng cơ quan, đơn vị Công an cùng cấp quản lý về công tác giải quyết khiếu nại thuộc lĩnh vực thi hành án hình sự của đơn vị, địa phương.
Trách nhiệm của Thanh tra Công an nhân dân trong tiếp nhận, phân loại, xử lý đơn khiếu nại, đơn kiến nghị, phản ánh trong CAND
Theo Điều 20 Thông tư này trách nhiệm của Thanh tra Công an nhân dân trong tiếp nhận, phân loại, xử lý đơn khiếu nại, đơn kiến nghị, phản ánh như sau:
1. Thanh tra Công an các cấp có trách nhiệm tham mưu, đề xuất Thủ trưởng cơ quan, đơn vị Công an giải quyết khiếu nại thuộc thẩm quyền; trừ khiếu nại lần đầu về quyết định kỷ luật cán bộ, chiến sĩ Công an.
2. Trường hợp khiếu nại quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu về kỷ luật cán bộ, chiến sĩ Công an, Thanh tra Công an các cấp tham mưu, đề xuất giao cơ quan chức năng có thẩm quyền trong Công an nhân dân thụ lý, giải quyết theo quy định.
3. Trường hợp khiếu nại quyết định kỷ luật của Giám đốc học viện, Hiệu trưởng các trường Công an nhân dân đã giải quyết lần đầu nhưng còn khiếu nại hoặc khiếu nại lần đầu đã hết thời hạn nhưng chưa được giải quyết, Thanh tra Bộ Công an chủ trì, phối hợp với các đơn vị chức năng tham mưu người có thẩm quyền giải quyết theo quy định của pháp luật.
Trân trọng!
Mạc Duy Văn