Công tác tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong kế hoạch quốc gia ứng phó thảm họa động đất, sóng thần ra sao?
Công tác tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong kế hoạch quốc gia ứng phó thảm họa động đất, sóng thần như thế nào?
Tại Tiết a Tiểu mục 1 Mục III Kế hoạch quốc gia ứng phó thảm họa động đất, sóng thần kèm theo Quyết định 645/QĐ-TTg năm 2022 có quy định về công tác tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong kế hoạch quốc gia ứng phó thảm họa động đất, sóng thần như sau:
a) Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của Nhà nước, phát huy vai trò của các lực lượng, cả hệ thống chính trị và toàn dân
- Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy đảng; phân công, phân cấp, xác định rõ trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức đối với công tác ứng phó, khắc phục hậu quả thảm họa động đất, sóng thần;
- Bồi dưỡng nâng cao kiến thức và năng lực thực hiện nhiệm vụ cho các lực lượng theo phạm vi trách nhiệm, quyền hạn của từng cấp, từng ngành;
- Nâng cao hiệu quả công tác phối hợp giữa các bộ, cơ quan ngang bộ và địa phương trong lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra, giám sát, hướng dẫn tổ chức thực hiện nhiệm vụ.
Vấn đề công tác thông tin tuyên truyền, giáo dục, hoàn thiện cơ chế hoạt động phù hợp, hiệu quả trong kế hoạch quốc gia ứng phó thảm họa động đất, sóng thần như thế nào?
Tại Tiết b Tiểu mục 1 Mục III Kế hoạch quốc gia ứng phó thảm họa động đất, sóng thần kèm theo Quyết định 645/QĐ-TTg năm 2022 có quy định về vấn đề công tác thông tin tuyên truyền, giáo dục, hoàn thiện cơ chế hoạt động phù hợp, hiệu quả trong kế hoạch quốc gia ứng phó thảm họa động đất, sóng thần như sau:
b) Làm tốt công tác thông tin tuyên truyền, giáo dục, hoàn thiện cơ chế hoạt động phù hợp, hiệu quả
- Thực hiện tốt công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức, trách nhiệm, ý thức chấp hành các quy định của pháp luật; phổ biến kinh nghiệm, xây dựng năng lực, kỹ năng phòng tránh thảm họa động đất, sóng thần tạo ra sự đồng thuận giữa mọi người dân, doanh nghiệp và toàn xã hội;
- Hoàn thiện cơ chế hoạt động của lực lượng chuyên trách, kiêm nhiệm thực hiện nhiệm vụ ở các cấp; hoàn thiện cơ chế phối hợp hoạt động giữa các bộ, cơ quan ngang bộ và địa phương liên quan trong chỉ đạo, điều hành, đào tạo, huấn luyện, diễn tập. Xây dựng quy chế phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước và các địa phương trong việc ứng phó động đất, sóng thần;
- Thường xuyên rà soát, cập nhật tài liệu, tư liệu phục vụ công tác thông tin, tuyên truyền. Có kế hoạch lồng ghép, tích hợp kiến thức, kỹ năng phòng tránh động đất, sóng thần đưa vào chương trình giáo dục, các hoạt động ngoại khóa, hoạt động trải nghiệm trong các cơ sở giáo dục phù hợp với đặc điểm thiên tai vùng miền.
Trân trọng!
Huỳnh Minh Hân