Giấy hóa giá nhà ở gắn với đất ở có thể được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất không?
Giấy hóa giá nhà ở gắn với đất ở có thể được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hay không?
Căn cứ Khoản 1 Điều 100 Luật Đất đai 2013 quy định:
1. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất ổn định mà có một trong các loại giấy tờ sau thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và không phải nộp tiền sử dụng đất:
a) Những giấy tờ về quyền được sử dụng đất trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 do cơ quan có thẩm quyền cấp trong quá trình thực hiện chính sách đất đai của Nhà nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
b) Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tạm thời được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp hoặc có tên trong Sổ đăng ký ruộng đất, Sổ địa chính trước ngày 15 tháng 10 năm 1993;
c) Giấy tờ hợp pháp về thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất hoặc tài sản gắn liền với đất; giấy tờ giao nhà tình nghĩa, nhà tình thương gắn liền với đất;
d) Giấy tờ chuyển nhượng quyền sử dụng đất, mua bán nhà ở gắn liền với đất ở trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận là đã sử dụng trước ngày 15 tháng 10 năm 1993;
đ) Giấy tờ thanh lý, hóa giá nhà ở gắn liền với đất ở; giấy tờ mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước theo quy định của pháp luật;
e) Giấy tờ về quyền sử dụng đất do cơ quan có thẩm quyền thuộc chế độ cũ cấp cho người sử dụng đất;
g) Các loại giấy tờ khác được xác lập trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 theo quy định của Chính phủ.
Căn cứ theo tình huống của bạn và pháp luật quy định thì đất gia đình bạn đang ở được cấp trước năm 1993 hơn nữa gia đình bạn còn có giấy tờ hóa giá nhà ở gắn liền với đất thì gia đình bạn có thể được cấp Giấy chứng nhận quyền sử đụng đất và không phải nộp tiền sử dụng đất.
Đền bù nhà có tính tiền công sức cải tạo bồi đắp không?
Tại Điều 585 Bộ luật dân sự 2015 quy định nguyên tắc bồi thường thiệt hại như sau:
1. Thiệt hại thực tế phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời. Các bên có thể thỏa thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường bằng tiền, bằng hiện vật hoặc thực hiện một công việc, phương thức bồi thường một lần hoặc nhiều lần, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
2. Người chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại có thể được giảm mức bồi thường nếu không có lỗi hoặc có lỗi vô ý và thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế của mình.
3. Khi mức bồi thường không còn phù hợp với thực tế thì bên bị thiệt hại hoặc bên gây thiệt hại có quyền yêu cầu Tòa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác thay đổi mức bồi thường.
4. Khi bên bị thiệt hại có lỗi trong việc gây thiệt hại thì không được bồi thường phần thiệt hại do lỗi của mình gây ra.
5. Bên có quyền, lợi ích bị xâm phạm không được bồi thường nếu thiệt hại xảy ra do không áp dụng các biện pháp cần thiết, hợp lý để ngăn chặn, hạn chế thiệt hại cho chính mình.
Theo đó, nếu bạn cho rằng chỉ bồi thường giá trị ngôi nhà là không thỏa đáng với công sức, tiền bạc đã bỏ ra thì bạn có quyền thỏa thuận lại mức tiền này với bên kia. Hoặc khởi kiện tới Tòa yêu cầu xem xét bồi thường. Tuy nhiên, bạn phải chứng minh được thiệt hại thực tế mà bạn phải gánh chịu (dựa trên các chi phí cải tạo, bồi đắp,… ) và chứng minh được thiệt hại là do lỗi của bên kia, không phải của bạn.
Trân trọng!
Nguyễn Minh Tài