Vứt bỏ con mới đẻ có bị xử lý không?
Vứt bỏ con mới đẻ bị xử lý như thế nào?
Theo Điều 21 Nghị định 130/2021/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo trợ, trợ giúp xã hội và trẻ em quy định:
Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ, trách nhiệm của mình trong việc chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em trừ trường hợp bị buộc phải tạm thời cách ly trẻ em hoặc trẻ em được chăm sóc thay thế theo quy định của pháp luật;
b) Cha mẹ, người chăm sóc trẻ em không quan tâm chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em, không thực hiện nghĩa vụ, trách nhiệm của mình trong việc chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em hoặc bỏ mặc trẻ em tự sinh sống, cắt đứt quan hệ tình cảm và vật chất với trẻ em hoặc ép buộc trẻ em không sống cùng gia đình, trừ trường hợp bị buộc phải tạm thời cách ly trẻ em hoặc trẻ em được chăm sóc thay thế theo quy định của pháp luật.
Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em có hành vi cố ý bỏ rơi trẻ em.
Ngoài ra, tại Điều 124 Bộ luật hình sự 2015 quy định:
1. Người mẹ nào do ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng lạc hậu hoặc trong hoàn cảnh khách quan đặc biệt mà giết con do mình đẻ ra trong 07 ngày tuổi, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
2. Người mẹ nào do ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng lạc hậu hoặc trong hoàn cảnh khách quan đặc biệt mà vứt bỏ con do mình đẻ ra trong 07 ngày tuổi dẫn đến hậu quả đứa trẻ chết, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
Như vậy, hành vi vứt bỏ con mới đẻ có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đến 25.000.000 đồng hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự với mức phạt tù từ 03 tháng đến 03 năm.
Nhận con nuôi khi vợ không đồng ý có được không?
Theo quy định Điều 39 Bộ luật dân sự 2015 quy định:
Cá nhân có quyền kết hôn, ly hôn, quyền bình đẳng của vợ chồng, quyền xác định cha, mẹ, con, quyền được làm con nuôi và quyền nuôi con nuôi và các quyền nhân thân khác.
Căn cứ Điều 14 Luật Nuôi con nuôi 2010 thì anh không thuộc các trường hợp pháp luật cấm nhận con nuôi.
Tuy nhiên tại Khoản 3 Điều 8 Luật Nuôi con nuôi 2010 quy định Quỳnh chỉ có thể trở thành con nuôi của một người độc thân hoặc của cả hai người là vợ chồng.
Do đó, trong trường hợp này anh chỉ có thể nhận Quỳnh làm con nuôi khi có sự đồng ý từ người vợ.
Trân trọng!
Nguyễn Minh Tài