Thừa kế hợp đồng góp vốn
Theo quy định tại Điều 163, 634 của Bộ luật Dân sự, hợp đồng góp vốn nói trên là di sản thừa kế, nên sau khi chồng mất thì chị có quyền làm thủ tục khai nhận hoặc thỏa thuận phân chia di sản.
Về thủ tục, chị phải làm tường trình về quan hệ nhân thân, kèm theo các giấy tờ có liên quan; về tài sản chị phải xuất trình hợp đồng góp vốn và các tài liệu, chứng từ: phiếu thu, biên bản đối chiếu công nợ, xác nhận hiệu lực hợp đồng… Do tài sản này chưa có giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng, nên nếu các con tặng (hoặc nhường) phần thừa kế của mình lại cho chị thì nội dung được ghi trong văn bản công chứng là: “Chị được toàn quyền thừa hưởng các quyền và nghĩa vụ trong hợp đồng góp vốn của chồng”.
Sau khi có văn bản thỏa thuận phân chia di sản (đã được công chứng), chị liên hệ với bên nhận góp vốn đầu tư dự án để sang tên hợp đồng góp vốn nói trên cho chị. Theo đó, chị là người tiếp tục thực hiện các quyền và nghĩa vụ theo nội dung hợp đồng và sẽ được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo đúng quy định.
Về thủ tục, chị phải làm tường trình về quan hệ nhân thân, kèm theo các giấy tờ có liên quan; về tài sản chị phải xuất trình hợp đồng góp vốn và các tài liệu, chứng từ: phiếu thu, biên bản đối chiếu công nợ, xác nhận hiệu lực hợp đồng… Do tài sản này chưa có giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng, nên nếu các con tặng (hoặc nhường) phần thừa kế của mình lại cho chị thì nội dung được ghi trong văn bản công chứng là: “Chị được toàn quyền thừa hưởng các quyền và nghĩa vụ trong hợp đồng góp vốn của chồng”.
Sau khi có văn bản thỏa thuận phân chia di sản (đã được công chứng), chị liên hệ với bên nhận góp vốn đầu tư dự án để sang tên hợp đồng góp vốn nói trên cho chị. Theo đó, chị là người tiếp tục thực hiện các quyền và nghĩa vụ theo nội dung hợp đồng và sẽ được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo đúng quy định.
Theo Thanh niên
Thư Viện Pháp Luật