Dân xây nhà có cần giấy phép quy hoạch?
Không. Nhà ở riêng lẻ không thuộc trường hợp phải cấp GPQH. Khi muốn xây dựng nhà ở, người dân chỉ cần liên hệ với UBND quận, huyện để được cấp giấy phép xây dựng theo quy định.
Theo Quyết định 48 ngày 12-7-2011 của UBND TP.HCM, các trường hợp phải có GPQH gồm có: 1. Dự án đầu tư xây dựng công trình tập trung tại khu vực trong đô thị chưa có quy hoạch phân khu tỉ lệ 1/2000 và QHCT tỉ lệ 1/500; 2. Dự án đầu tư xây dựng công trình tập trung tại khu vực trong đô thị có quy hoạch phân khu tỉ lệ 1/2000 (hoặc QHCT xây dựng tỉ lệ 1/2000) nhưng chưa đủ các căn cứ để lập QHCT tỉ lệ 1/500 hoặc bản vẽ tổng mặt bằng; 3. Dự án đầu tư xây dựng công trình riêng lẻ tại khu vực trong đô thị chưa có QHCT tỉ lệ 1/500 hoặc thiết kế đô thị; 4. Dự án đầu tư xây dựng công trình tập trung hoặc riêng lẻ trong khu vực đã có QHCT tỉ lệ 1/500 được duyệt nhưng cần điều chỉnh ranh giới hoặc một số chỉ tiêu sử dụng đất quy hoạch đô thị đối với một lô đất.
+ Tùy từng trường hợp mà chủ đầu tư có thể liên hệ với Sở Quy hoạch Kiến trúc, các ban quản lý khu chức năng đô thị (Ban Quản lý đầu tư và xây dựng Khu đô thị mới Nam TP, Khu đô thị mới Thủ Thiêm…), UBND quận, huyện để xin cấp GPQH.
Lệ phí cấp GPQH được xác định bằng tỉ lệ phần trăm của tổng mức đầu tư dự kiến của dự án đầu tư xây dựng. Trong khi chờ hướng dẫn của Bộ Tài chính, TP.HCM chưa thu lệ phí này và sẽ truy thu ở các bước thủ tục tiếp theo (có ghi chú trên GPQH).
Theo Quyết định 48, người dân sẽ được lấy ý kiến về việc cấp GPQH. Nếu người dân không đồng tình với dự án đó thì chủ đầu tư có được cấp GPQH hay không?
+ Đại diện cộng đồng dân cư là người đại diện hợp pháp của cộng đồng dân cư sẽ tập hợp các ý kiến của người dân trong khu vực và làm việc với cơ quan quản lý quy hoạch các cấp về nội dung của GPQH. Theo đó, tổ trưởng, tổ phó dân phố, trưởng, phó thôn, làng, ấp…, trưởng các tổ chức đoàn thể như mặt trận tổ quốc, hội phụ nữ, đoàn thanh niên… các cấp có liên quan trong khu vực sẽ được lấy ý kiến về việc cấp GPQH.
Người dân có thể đóng góp ý kiến đối với dự án thông qua cho người đại diện hợp pháp của cộng đồng dân cư nơi mình sinh sống bị ảnh hưởng bởi dự án đầu tư xây dựng công trình. Người đại diện cộng đồng dân cư sẽ tổng hợp các ý kiến, lập văn bản, có xác nhận của UBND phường, xã (nơi có dự án đầu tư bị ảnh hưởng xác nhận và gửi tới cơ quan, đơn vị tổ chức lấy ý kiến. Dựa vào kết quả lấy ý kiến của cộng đồng dân cư mà các cơ quan có thẩm quyền sẽ xem xét, quyết định tiếp tục cấp GPQH hay không cấp đối với dự án.
Xin cảm ơn ông.
Thư Viện Pháp Luật