Mục đích công tác kiểm tra đối với những người thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông?
Mục đích công tác kiểm tra đối với người thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông?
Căn cứ Điều 3 quy định về công tác kiểm tra cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông Quyết định 29/QĐ-BTTTT năm 2021 quy định như sau:
Mục đích công tác kiểm tra
1. Kịp thời nắm bắt thông tin về tình hình chấp hành pháp luật chuyên ngành thông tin và truyền thông, việc thực hiện các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của Bộ Thông tin và Truyền thông, các kết luận của Lãnh đạo Bộ và việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao.
2. Giúp đối tượng kiểm tra thực hiện đúng quy định pháp luật, kịp thời khắc phục sớm những thiếu sót trong việc áp dụng pháp luật (nếu có) hoặc kiến nghị sửa đổi, bổ sung quy định cho phù hợp thực tiễn.
3. Tăng cường hiệu quả phòng ngừa vi phạm, kiến nghị biện pháp xử lý khi có dấu hiệu vi phạm; điều chỉnh hoạt động quản lý cho phù hợp.
Nguyên tắc kiểm tra đối với những người thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông?
Căn cứ Điều 4 Quy định trên đề cập đến nội dung cụ thể như sau:
Nguyên tắc kiểm tra
1. Chính xác, khách quan, công khai, dân chủ, kịp thời; không chồng chéo về nội dung, đối tượng, thời gian kiểm tra; không làm cản trở hoạt động bình thường của cơ quan, tổ chức, cá nhân là đối tượng kiểm tra.
2. Việc tiến hành kiểm tra được thực hiện trên cơ sở quyết định kiểm tra của người có thẩm quyền. Thống nhất kế hoạch kiểm tra và kế hoạch thanh tra hằng năm để tránh chồng chéo, hạn chế ảnh hưởng hoạt động bình thường của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
3. Không thực hiện kiểm tra quá 01 lần/năm đối với một đối tượng kiểm tra (trừ trường hợp kiểm tra đột xuất).
4. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quá trình triển khai thực hiện kiểm tra.
Trân trọng!
Lê Bảo Y