Người 60 tuổi có được nhận nuôi người 36 tuổi không? Các hành vi bị cấm khi nhận nuôi con nuôi

Người 60 tuổi có nhận nuôi người 36 tuổi được không? Các hành vi bị cấm khi nhận nuôi con nuôi? Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các cấp  trong việc quản lý nhận nuôi con nuôi

Người 60 tuổi có nhận nuôi người 36 tuổi được không?

Tôi muốn hỏi người 60 tuổi có nhận nuôi người 36 tuổi được không?

Trả lời:

Khoản 1, 2 Điều 8 Luật Nuôi con nuôi 2010 có quy định về độ tuổi người được nhận làm con nuôi như sau:

1. Trẻ em dưới 16 tuổi

2. Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Được cha dượng, mẹ kế nhận làm con nuôi;

b) Được cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận làm con nuôi.

...

Như vậy, độ tuổi của người được nhận làm con nuôi phải dưới 18 tuổi, đối với trường hợp nêu trên. Thông thường thì chỉ được phép nhận con nuôi dưới 16 tuổi. Cho nên trường hợp người được nhận làm con nuôi đã 36 tuổi thì không thể nhận người này làm con nuôi được.

Các hành vi bị cấm khi nhận nuôi con nuôi

Các hành vi nào bị cấm khi nhận nuôi con nuôi? Xin chào ban biên tập, tôi là Thái Nguyễn, Việt kiều Mỹ, hiện tôi đang tìm hiểu quy định của pháp luật Việt Nam về việc nhận nuôi có nuôi, nhưng có thắc mắc tôi muốn nhờ Ban biên tập giải đáp và cung cấp thông tin giúp, cụ thể là các hành vi nào bị cấm khi nhận nuôi con nuôi? Tôi có thể tìm hiểu vấn đề này tại văn bản pháp luật nào?  Mong sớm nhận được phản hồi từ Ban biên tập, chân thành cảm ơn!  

Trả lời:

Các hành vi bị cấm khi nhận nuôi con nuôi quy định tại Điều 13 Luật nuôi con nuôi 2010, cụ thể như sau:

- Lợi dụng việc nuôi con nuôi để trục lợi, bóc lột sức lao động, xâm hại tình dục; bắt cóc, mua bán trẻ em.

- Giả mạo giấy tờ để giải quyết việc nuôi con nuôi.

- Phân biệt đối xử giữa con đẻ và con nuôi.

- Lợi dụng việc cho con nuôi để vi phạm pháp luật về dân số.

- Lợi dụng việc làm con nuôi của thương binh, người có công với cách mạng, người thuộc dân tộc thiểu số để hưởng chế độ, chính sách ưu đãi của Nhà nước.

- Ông, bà nhận cháu làm con nuôi hoặc anh, chị, em nhận nhau làm con nuôi.

- Lợi dụng việc nuôi con nuôi để vi phạm pháp luật, phong tục tập quán, đạo đức, truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc.

Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các cấp  trong việc quản lý nhận nuôi con nuôi

Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các cấp  trong việc quản lý nhận nuôi con nuôi được quy định ra sao?  Xin chào ban biên tập, tôi là Trần Thanh Tùng, đang làm việc tại một tổ chức xã hội, hiện tôi đang tìm hiểu quy định của pháp luật về việc nhận nuôi có nuôi, nhưng có thắc mắc tôi muốn nhờ Ban biên tập giải đáp và cung cấp thông tin giúp, cụ thể là: Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các cấp  trong việc quản lý nhận nuôi con nuôi quy định như thế nào? Tôi có thể tìm hiểu vấn đề này tại văn bản pháp luật nào? Mong sớm nhận được phản hồi từ Ban biên tập, chân thành cảm ơn!  

Trả lời:

Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các cấp  trong việc quản lý nhận nuôi con nuôi quy định tại Điều 49 Luật nuôi con nuôi 2010, cụ thể như sau:

1. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm sau đây:

a) Quyết định việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài theo quy định của Luật này;

b) Tuyên truyền, phổ biến pháp luật về nuôi con nuôi tại địa phương;

c) Báo cáo Bộ Tư pháp về tình hình giải quyết việc nuôi con nuôi và thực hiện pháp luật về nuôi con nuôi tại địa phương;

d) Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực nuôi con nuôi theo thẩm quyền.

2. Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm sau đây:

a) Giải quyết các việc hộ tịch liên quan đến nuôi con nuôi;

b) Tuyên truyền, phổ biến pháp luật về nuôi con nuôi tại địa phương;

c) Kiểm tra, theo dõi tình hình nuôi con nuôi ở địa phương; giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực nuôi con nuôi theo thẩm quyền;

d) Báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về tình hình giải quyết việc nuôi con nuôi và thực hiện pháp luật về nuôi con nuôi tại địa phương.

3. Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm sau đây:

a) Đăng ký, theo dõi việc nuôi con nuôi trong nước, ghi chú việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài;

b) Tuyên truyền, phổ biến pháp luật về nuôi con nuôi tại địa phương;

c) Giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực nuôi con nuôi theo thẩm quyền;

d) Báo cáo Ủy ban nhân dân cấp huyện về tình hình giải quyết việc nuôi con nuôi và thực hiện pháp luật về nuôi con nuôi tại địa phương.

Trên đây là nội dung câu trả lời về trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các cấp  trong việc quản lý nhận nuôi con nuôi. Để hiểu rõ và chi tiết hơn về vấn đề này bạn có thể tìm đọc và tham khảo thêm tại Luật nuôi con nuôi 2010.

Trân trọng!

Mạc Duy Văn

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào