Chỉ tiêu của mục tiêu kiểm soát tình trạng thừa cân béo phì, dự phòng các bệnh mạn tính không lây ra sao?

Chỉ tiêu của mục tiêu kiểm soát tình trạng thừa cân béo phì, dự phòng các bệnh mạn tính không lây như thế nào? Chỉ tiêu của mục tiêu cải thiện tình trạng thiếu vi chất dinh dưỡng ở trẻ em, thanh thiếu niên và phụ nữ lứa tuổi sinh đẻ, chú trọng vùng đồng bào dân tộc thiểu số như thế nào? Chỉ tiêu của mục tiêu tăng cường nguồn lực thực hiện hiệu quả Chiến lược Quốc gia về dinh dưỡng và nâng cao khả năng ứng phó dinh dưỡng trong tình huống khẩn cấp như thế nào?Nhờ anh chị tư vấn. Cảm ơn anh chị.

Chỉ tiêu của mục tiêu kiểm soát tình trạng thừa cân béo phì, dự phòng các bệnh mạn tính không lây như thế nào? 

Tại Tiểu mục C Mục II Kế hoạch hành động thực hiện Chiến lược Quốc gia về dinh dưỡng đến năm 2025 ban hành kèm theo Quyết định 1294/QĐ-BYT năm 2022 có quy định về chỉ tiêu của mục tiêu kiểm soát tình trạng thừa cân béo phì, dự phòng các bệnh mạn tính không lây như sau:

TT

Chỉ tiêu

Năm 2020

Đến 2025

Ghi chú

13.

Tỷ lệ thừa cân béo phì trẻ em dưới 5 tuổi

11,1% (thành phố 11,4%, nông thôn 7,6%)

<10% (thành phố <11%, nông thôn <7%)

Chỉ tiêu được giao tại Quyết định số 02/QĐ-TTg

14.

Tỷ lệ thừa cân béo phì trẻ 5-18 tuổi

19% (thành phố 26,8%)

<19% (thành phố <27%, nông thôn <13%)

15.

Tỷ lệ thừa cân béo phì ở người trưởng thành 19-64 tuổi

20,6%

<20% (thành phố <23%, nông thôn <17%)

16.

Lượng muối tiêu thụ trung bình của dân số (15-49 tuổi)

9g/ngày (nữ), 9,6g/ngày (nam)

<8g/ngày

17.

Tỷ lệ người 30-69 tuổi có cholesterol trong máu cao (>5,2 mmol/L)

30,2%

<35%

Chỉ tiêu của ngành y tế

18.

Tỷ lệ mắc đái tháo đường ở người 30-69 tuổi

4,1%

<8%

19.

Tỷ lệ tăng huyết áp ở người 30-69 tuổi

18,9%

<20%

Chỉ tiêu của mục tiêu cải thiện tình trạng thiếu vi chất dinh dưỡng ở trẻ em, thanh thiếu niên và phụ nữ lứa tuổi sinh đẻ, chú trọng vùng đồng bào dân tộc thiểu số như thế nào?

Tại Tiểu mục C Mục II Kế hoạch hành động thực hiện Chiến lược Quốc gia về dinh dưỡng đến năm 2025 ban hành kèm theo Quyết định 1294/QĐ-BYT năm 2022 có quy định về chỉ tiêu của mục tiêu cải thiện tình trạng thiếu vi chất dinh dưỡng ở trẻ em, thanh thiếu niên và phụ nữ lứa tuổi sinh đẻ, chú trọng vùng đồng bào dân tộc thiểu số như sau:

TT

Chỉ tiêu

Năm 2020

Đến 2025

Ghi chú

20.

Tỷ lệ thiếu máu ở phụ nữ có thai

25,6% (miền núi 39%)

<23% (miền núi <30%)

Chỉ tiêu được giao tại Quyết định số 02/QĐ-TTg

21.

Tỷ lệ thiếu máu ở trẻ em 6- 59 tháng tuổi

19,6% (miền núi 26,1%)

<17% (miền núi <20%)

22.

Tỷ lệ thiếu máu ở trẻ em nữ 10-14 tuổi ở khu vực miền núi

11,5%

<10%

23.

Tỷ lệ thiếu Vitamin A tiền lâm sàng ở trẻ em 6-59 tháng tuổi

9,5% (miền núi 15%)

<8% (miền núi <13%)

24.

Tỷ lệ thiếu kẽm huyết thanh ở trẻ em 6-59 tháng tuổi

58% (miền núi 70,1%)

<50% (miền núi <60%)

25.

Mức trung vị i-ốt niệu của phụ nữ lứa tuổi sinh đẻ (18- 49 tuổi)

9,7 mcg/dl

10 - 20 mcg/dl

26.

Tỷ lệ hộ gia đình sử dụng muối i-ốt đủ tiêu chuẩn phòng bệnh hoặc gia vị mặn có i-ốt hằng ngày

79,6%

>80%

27.

Tỷ lệ thiếu máu ở phụ nữ lứa tuổi sinh đẻ 15-49 tuổi

16,2% (miền núi 22,4%)

<14% (miền núi <20%)

Chỉ tiêu của ngành y tế

28.

Tỷ lệ Vitamin A trong sữa mẹ thấp ở phụ nữ cho con bú

18,3%

<16% (miền núi <20%)

29.

Tỷ lệ thiếu kẽm huyết thanh ở phụ nữ có thai

63,5% (miền núi 83,3%)

<52% (miền núi <70%)

30.

Tỷ lệ hộ gia đình dùng thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng (không bao gồm muối i-ốt)

Chưa có số liệu

60%

Chỉ tiêu của mục tiêu tăng cường nguồn lực thực hiện hiệu quả Chiến lược Quốc gia về dinh dưỡng và nâng cao khả năng ứng phó dinh dưỡng trong tình huống khẩn cấp như thế nào?

Tại Tiểu mục C Mục II Kế hoạch hành động thực hiện Chiến lược Quốc gia về dinh dưỡng đến năm 2025 ban hành kèm theo Quyết định 1294/QĐ-BYT năm 2022 có quy định về chỉ tiêu của mục tiêu tăng cường nguồn lực thực hiện hiệu quả Chiến lược Quốc gia về dinh dưỡng và nâng cao khả năng ứng phó dinh dưỡng trong tình huống khẩn cấp như sau:

TT

Chỉ tiêu

Năm 2020

Đến 2025

Ghi chú

31.

Tỷ lệ các tỉnh, thành phố có nguy cơ bị ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu, thiên tai, dịch bệnh có kế hoạch ứng phó, tổ chức đánh giá, triển khai can thiệp dinh dưỡng đặc hiệu trong tình huống khẩn cấp

Chưa có số liệu

100%

Chỉ tiêu được giao tại Quyết định số 02/QĐ-TTg

32.

Tỷ lệ tỉnh, thành phố trên toàn quốc có cán bộ tuyến tỉnh được đào tạo về ứng phó dinh dưỡng trong tình huống khẩn cấp

Chưa có số liệu

>90%

33.

Tỷ lệ tỉnh, thành phố có nguy cơ cao được bố trí nguồn ngân sách hằng năm dành cho hoạt động dinh dưỡng khẩn cấp

Chưa có số liệu

>100%

34.

Tỷ lệ các tỉnh, thành phố có xây dựng Kế hoạch hành động thực hiện Chiến lược Quốc gia về dinh dưỡng

Chưa có số liệu

>90% tỉnh

35.

Tỷ lệ các tỉnh, thành phố có phân bổ ngân sách địa phương hằng năm bảo đảm cho các hoạt động dinh dưỡng theo kế hoạch được phê duyệt

Chưa có số liệu

100%

36.

Tỷ lệ cán bộ làm công tác dinh dưỡng trong các đơn vị, bộ phận thuộc lĩnh vực y tế dự phòng các tuyến được đào tạo và cấp chứng chỉ theo quy định

78% được đào tạo (chưa triển khai cấp chứng chỉ)

75% tỉnh và huyện, 50% xã

Chỉ tiêu của ngành y tế

37.

Tỷ lệ cán bộ làm công tác dinh dưỡng trong bệnh viện đáp ứng các yêu cầu, năng lực triển khai hoạt động dinh dưỡng theo quy định hiện hành

81,5% (tỉnh), 61,7% (huyện) có cán bộ dinh dưỡng tiết chế

75% bệnh viện trung ương, 50% bệnh viện tỉnh và

 

 

Trân trọng!

Huỳnh Minh Hân

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào