Các bên có thể thỏa thuận việc có hiệu lực của hợp đồng đảm bảo hay không?
Các bên có thể thỏa thuận việc có hiệu lực của hợp đồng đảm bảo không?
Căn cứ Điều 22 Nghị định 21/2021/NĐ-CP quy định về hiệu lực của hợp đồng bảo đảm như sau:
1. Hợp đồng bảo đảm được công chứng, chứng thực theo quy định của Bộ luật Dân sự, luật khác liên quan hoặc theo yêu cầu thì có hiệu lực từ thời điểm được công chứng, chứng thực.
2. Hợp đồng bảo đảm không thuộc khoản 1 Điều này có hiệu lực từ thời điểm do các bên thỏa thuận. Trường hợp không có thỏa thuận thì có hiệu lực từ thời điểm hợp đồng được giao kết.
3. Trường hợp tài sản bảo đảm được rút bớt theo thỏa thuận thì phần nội dung hợp đồng bảo đảm liên quan đến tài sản được rút bớt không còn hiệu lực; tài sản bảo đảm được bổ sung hoặc thay thế thì việc sửa đổi, bổ sung hợp đồng bảo đảm liên quan đến tài sản này thực hiện theo quy định của Bộ luật Dân sự, luật khác liên quan.
4. Biện pháp bảo đảm chưa phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba không làm thay đổi hoặc không làm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng bảo đảm.
Như vậy, đối với các trường hợp tài sản đảm bảo không phải công chứng, chứng thực thì các bên trong hợp đồng có thể thỏa thuận về hiệu lực theo quy định trên. Đối với trường hợp trên, hợp đồng đảm bảo trả nợ bằng tài sản là chiếc ti vi không phải công chứng, chứng thực nên anh/chị có thể thỏa thuận với bên nhận bảo đảm về hiệu lực hợp đồng.
Có thể thay đổi bên nhận bảo đảm trong hợp đồng bảo đảm không?
Theo Điều 28 Nghị định 21/2021/NĐ-CP quy định về thay đổi bên bảo đảm, bên nhận bảo đảm như sau:
1. Bên mua, bên nhận chuyển nhượng hoặc bên nhận chuyển giao khác về quyền sở hữu trở thành bên nhận bảo đảm trong trường hợp quyền đòi nợ, khoản phải thu, quyền yêu cầu thanh toán khác có biện pháp bảo đảm được bán, được chuyển nhượng hoặc được chuyển giao khác về quyền sở hữu.
Bên nhận bảo đảm mới phải thông báo cho bên bảo đảm để biết về việc thay đổi bên nhận bảo đảm trước khi nghĩa vụ được bảo đảm được thực hiện theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật.
2. Bên kế thừa trở thành bên bảo đảm, bên nhận bảo đảm hoặc người có nghĩa vụ được bảo đảm trong trường hợp bên bảo đảm, bên nhận bảo đảm hoặc người có nghĩa vụ được bảo đảm là pháp nhân được tổ chức lại.
3. Việc bán, chuyển nhượng hoặc chuyển giao khác về quyền, nghĩa vụ quy định tại Điều này và quy định khác liên quan về chuyển giao quyền yêu cầu có biện pháp bảo đảm, chuyển giao nghĩa vụ có biện pháp bảo đảm không phải xác lập lại hợp đồng bảo đảm.
Trân trọng!
Phan Hồng Công Minh