Đập phá bàn thờ của người khác có phải chịu trách nhiệm hình sự hay không?
Đập phá bàn thờ của người khác có phải chịu trách nhiệm hình sự không?
Căn cứ Khoản 1 Điều 178 Bộ luật Hình sự năm 2015 được sửa đổi bởi Khoản 36 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định về tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản như sau:
1. Người nào hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này mà còn vi phạm;
b) Đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ;
đ) Tài sản là di vật, cổ vật.
Như vậy, tài sản thiệt hại bàn thờ và các vật khác của bạn là 10 triệu thì người hàng xóm của bạn phạm tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản và có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
Đập phá bàn thờ của người khác bị xử phạt hành chính như thế nào?
Căn cứ Điểm a Khoản 2 và Điểm c Khoản 4 Điều 15 Nghị định 144/2021/NĐ-CP vi phạm quy định về gây thiệt hại đến tài sản của người khác như sau:
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của cá nhân, tổ chức, trừ trường hợp vi phạm quy định tại điểm b khoản 3 Điều 21 Nghị định này;
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
c) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 2 Điều này.
Trân trọng!
Tạ Thị Thanh Thảo