Người là Phó Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao được xem cán hộ hay là công chức?
Người là Phó Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao được xem cán hộ hay công chức?
Được biết Viện Kiểm sát nhân dân tối cao là cơ quan ở trung ương. Cho tôi hỏi hỏi biên chế các chức danh ở cơ quan này có khác gì so với địa phương không? Cụ thể chức danh Phó Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao thuộc biên chế nào? Xin cảm ơn!
Trả lời: Căn cứ Điều 8 Nghị định 06/2010/NĐ-CP quy định công chức trong hệ thống Viện Kiểm sát nhân dân bao gồm:
- Phó Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao; kiểm sát viên, điều tra viên; người làm việc trong văn phòng, vụ, cục, ban và Viện nghiệp vụ thuộc Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân cấp tỉnh; kiểm sát viên, điều tra viên; người làm việc trong văn phòng, phòng thuộc Viện Kiểm sát nhân dân cấp tỉnh;
- Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân cấp huyện; kiểm sát viên, điều tra viên và người làm việc trong Viện Kiểm sát nhân dân cấp huyện.
=> Như vậy, biên chế các chức danh của Viện kiểm sát ở trung ương tương tự như ở địa phương, trừ Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao. Theo đó, chức danh Phó Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao thuộc biên chế công chức trong hệ thống Viện kiểm sát nhân dân.
Trên đây là nội dung hỗ trợ.
Phó Giám đốc sở tư pháp có phải là công chức không?
Tôi mới được Chủ tịch tỉnh bổ nhiệm giữ chức vụ Phó Giám đốc Sở Tư pháp, tôi được biết Giám đốc Sở đang là công chức. Vậy cho hỏi với chức danh mới này của tôi là cán bộ hay công chức? Nhờ hỗ trợ!
Trả lời: Căn cứ Khoản 1 Điều 6 Nghị định 06/2010/NĐ-CP quy định công chức trong cơ quan hành chính ở cấp tỉnh bao gồm:
- Chánh văn phòng, Phó Chánh văn phòng, người giữ chức vụ cấp trưởng, cấp phó và người làm việc trong cơ cấu tổ chức của Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân, Văn phòng Ủy ban nhân dân;
- Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân; người giữ chức vụ cấp trưởng, cấp phó và người làm việc trong các tổ chức không phải là đơn vị sự nghiệp công lập thuộc cơ cấu tổ chức của cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân;
- Trưởng ban, Phó Trưởng ban, người giữ chức vụ cấp trưởng, cấp phó và người làm việc trong các tổ chức không phải là đơn vị sự nghiệp công lập thuộc cơ cấu tổ chức của Ban Quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế thuộc Ủy ban nhân dân.
Tại Điều 8 Nghị định 24/2014/NĐ-CP quy định các sở (cơ quan chuyên môn) được tổ chức thống nhất ở các địa phương thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh bao gồm: ... Sở Tư pháp.
=> Như vậy, căn cứ quy định trên thì Sở Tư pháp là cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh, nên Phó Giám đốc Sở Tư pháp là công chức trong cơ quan hành chính ở cấp tỉnh.
Trên đây là nội dung hỗ trợ.
Phó Chánh án tòa án nhân dân tối cao là cán bộ hay công chức?
Tôi đang tìm hiểu về cơ cấu, hoạt động của các chức danh trong hệ thống tòa án để làm nghiên cứu. Tôi đang gặp vướng mắc là Phó chánh án tòa án nhân dân tối cao là cán bộ hay công chức hay không thuộc hai trường hợp này? Nhờ hỗ trợ!
Trả lời: Theo Điều 7 Nghị định 06/2010/NĐ-CP quy định công chức trong hệ thống Tòa án nhân dân bao gồm:
- Phó Chánh án Tòa án nhân dân tối cao; Chánh án, Phó Chánh án các tòa và tòa chuyên trách; Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao; thư ký tòa án; người làm việc trong văn phòng, vụ, ban và các tòa, tòa chuyên trách thuộc Tòa án nhân dân tối cao.
- Chánh án, Phó Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh; Chánh án, Phó Chánh án các tòa chuyên trách; Thẩm định Tòa án nhân dân cấp tỉnh; thư ký tòa án; người làm việc trong văn phòng, phòng, ban và Tòa chuyên trách thuộc Tòa án nhân dân cấp tỉnh.
- Chánh án, Phó Chánh án Tòa án nhân dân cấp huyện; Thẩm phán tòa án nhân dân cấp huyện; thư ký tòa án; người làm việc trong tòa án nhân dân cấp huyện.
=> Như vậy, căn cứ quy định trên thì Phó Chánh án Tòa án nhân dân tối cao là công chức trong hệ thống tòa án nhân dân.
Trên đây là nội dung hỗ trợ.
Trân trọng!
Lê Bảo Y