Nguyên tắc cấp Thư phản đối, không phản đối hoạt động khu vực tư nhân tại Việt Nam của tổ chức tài chính Quốc tế?
Nguyên tắc cấp Thư phản đối, không phản đối hoạt động khu vực tư nhân tại Việt Nam của tổ chức tài chính Quốc tế
Căn cứ Điều 3 Quyết định 12/2022/QĐ-TTg quy định về nguyên tắc cấp Thư phản đối, không phản đối như sau:
1. Thư phản đối, không phản đối được cấp trên cơ sở tuân thủ quy định pháp luật và các chủ trương, chính sách, quyết định, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam theo từng thời kỳ.
2. Thư phản đối, không phản đối chỉ thể hiện sự phản đối hoặc không phản đối của Việt Nam đối với từng hoạt động khu vực tư nhân của các tổ chức tài chính quốc tế vào Việt Nam tại thời điểm cấp Thư phản đối, không phản đối.
3. Thư không phản đối không phải là giấy phép, văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư hay hàm ý bảo trợ của Việt Nam cho hoạt động khu vực tư nhân của các tổ chức tài chính quốc tế. Việc không phản đối không làm phát sinh bất kỳ trách nhiệm và nghĩa vụ nào của Nhà nước hoặc cơ quan nhà nước của Việt Nam theo pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam.
Hoạt động của các tổ chức tài chính quốc tế và các bên liên quan khác tại Việt Nam sau khi được cấp Thư không phản đối phải bảo đảm tuân thủ các cam kết quốc tế, các quy định pháp luật hiện hành của Việt Nam và thỏa thuận giữa các bên liên quan.
Nhiệm vụ, quyền hạn của bộ, cơ quan liên quan Thư phản đối, không phản đối hoạt động khu vực tư nhân tại Việt Nam của tổ chức tài chính Quốc tế
Căn cứ Điều 7 Quyết định 12/2022/QĐ-TTg quy định về nguyên tắc cấp Thư phản đối, không phản đối như sau:
Điều 7. Nhiệm vụ, quyền hạn của bộ, cơ quan liên quan
1. Phối hợp với cơ quan chủ trì cho ý kiến về đề nghị cấp ý kiến không phản đối theo quy định tại Quyết định này.
2. Phối hợp với cơ quan chủ trì đề nghị các tổ chức tài chính quốc tế bổ sung, làm rõ thông tin về đề nghị cấp ý kiến phản đối, không phản đối (nếu cần thiết).
Trân trọng!
Võ Ngọc Nhi