Phân loại hợp đồng xây dựng dựa theo hình thức giá hợp đồng áp dụng. Mức phạt vi phạm hợp đồng tối đa trong hợp đồng xây dựng là bao nhiêu?
Phân loại hợp đồng xây dựng dựa theo hình thức giá hợp đồng áp dụng
Tùy theo đơn hàng lớn nhỏ mà cò giá khác nhau, do đó mà tôi muốn biết dựa theo hình thức giá hợp đồng áp dụng thì hợp đồng xây dựng được phân loại như thế nào? Rất mong nhận được phản hồi.
(***@gmail.com)
Trả lời:
Tại Khoản 3 Điều 140 Luật xây dựng 2014 có quy định:
Theo hình thức giá hợp đồng áp dụng, hợp đồng xây dựng gồm:
a) Hợp đồng trọn gói;
b) Hợp đồng theo đơn giá cố định;
c) Hợp đồng theo đơn giá điều chỉnh;
d) Hợp đồng theo thời gian;
đ) Hợp đồng theo chi phí cộng phí;
e) Hợp đồng theo giá kết hợp;
g) Hợp đồng xây dựng khác;
h) Hợp đồng xây dựng sử dụng vốn nhà nước chỉ áp dụng các loại hợp đồng quy định tại các điểm a, b, c và d khoản này hoặc kết hợp các loại hợp đồng này.
Mức phạt vi phạm hợp đồng tối đa trong hợp đồng xây dựng là bao nhiêu?
Xin chào, tôi có chút thắc mắc mong được giải đáp. Theo tôi được biết phạt vi phạm hợp đồng là mức phạt do các bên thỏa thuận đối với hành vi không thực hiện hoặc không thực hiện đầy đủ hợp đồng đã giao kết. Anh chị cho tôi hỏi theo quy định hiện nay thì mức phạt vi phạm hợp đồng trong hợp đồng xây dựng là bao nhiêu? Xin giải đáp giúp tôi.
Trả lời:
Theo quy định tại Điều 418 Bộ luật dân sự 2015 thì:
1. Phạt vi phạm là sự thỏa thuận giữa các bên trong hợp đồng, theo đó bên vi phạm nghĩa vụ phải nộp một khoản tiền cho bên bị vi phạm.
2. Mức phạt vi phạm do các bên thỏa thuận, trừ trường hợp luật liên quan có quy định khác.
Tại Khoản 2 Điều 146 Luật xây dựng 2014 quy định:
Đối với công trình xây dựng sử dụng vốn nhà nước, mức phạt hợp đồng không vượt quá 12% giá trị phần hợp đồng bị vi phạm. Ngoài mức phạt theo thỏa thuận, bên vi phạm hợp đồng còn phải bồi thường thiệt hại cho bên kia, bên thứ ba (nếu có) theo quy định của Luật này và pháp luật có liên quan khác.
Ngoài ra, theo quy định tại Khoản 4 Điều 16 Nghị định 37/2015/NĐ-CP thì:
Giá trị bảo đảm thực hiện hợp đồng, phương thức bảo đảm phải được quy định trong hồ sơ mời thầu hoặc hồ sơ yêu cầu. Mức bảo đảm thực hiện hợp đồng được xác định trong khoảng từ 2% đến 10% giá hợp đồng xây dựng; trường hợp để phòng ngừa rủi ro cao thì giá trị bảo đảm thực hiện hợp đồng có thể cao hơn nhưng không quá 30% giá hợp đồng và phải được Người có thẩm quyền quyết định đầu tư chấp thuận.
Như vậy, mức phạt vi phạm hợp đồng xây dựng không vượt quá 12% phần giá trị hợp đồng vi phạm. Trường hợp để phòng ngừa rủi ro cao thì giá trị bảo đảm thực hiện hợp đồng có thể cao hơn nhưng không quá 30% giá hợp đồng và phải được Người có thẩm quyền quyết định đầu tư chấp thuận.
Hợp đồng xây dựng cần có những nội dung gì?
Tôi là một kĩ sư mới ra trường, kiến thức thực tiễn vẫn còn non yếu, nay có nhu cầu sọan hợp đồng xây dựng, nhưng tôi chưa nắm bắt được là hợp đồng xây dựng cần có những nội dung gì? Các bạn vui lòng hỗ trợ giúp.
Minh Tân (***@gmail.com)
Trả lời:
Căn cứ theo quy định tại Điều 141 Luật xây dựng 2014 có quy định về nội dung hợp đồng xây dựng như sau:
1. Hợp đồng xây dựng gồm các nội dung sau:
a) Căn cứ pháp lý áp dụng;
b) Ngôn ngữ áp dụng;
c) Nội dung và khối lượng công việc;
d) Chất lượng, yêu cầu kỹ thuật của công việc, nghiệm thu và bàn giao;
đ) Thời gian và tiến độ thực hiện hợp đồng;
e) Giá hợp đồng, tạm ứng, đồng tiền sử dụng trong thanh toán và thanh toán hợp đồng xây dựng;
g) Bảo đảm thực hiện hợp đồng, bảo lãnh tạm ứng hợp đồng;
h) Điều chỉnh hợp đồng xây dựng;
i) Quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia hợp đồng xây dựng;
k) Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng, thưởng và phạt vi phạm hợp đồng;
l) Tạm ngừng và chấm dứt hợp đồng xây dựng;
m) Giải quyết tranh chấp hợp đồng xây dựng;
n) Rủi ro và bất khả kháng;
o) Quyết toán và thanh lý hợp đồng xây dựng;
p) Các nội dung khác.
2. Đối với hợp đồng tổng thầu xây dựng ngoài các nội dung quy định tại khoản 1 Điều này còn phải được bổ sung về nội dung và trách nhiệm quản lý của tổng thầu xây dựng.
3. Chính phủ quy định chi tiết về hợp đồng xây dựng.
Trân trọng!
Phan Hồng Công Minh