Thể bệnh nhẹ, trung bình của bệnh sán lá gan lớn?
Thể bệnh nhẹ và trung bình của bệnh sán lá gan lớn?
Căn cứ Tiểu mục 2.3 Mục 2 Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị và phòng bệnh sán lá gan lớn Ban hành theo Quyết định 1203/QĐ-BYT năm 2022 quy định cụ thể nội dung trên như sau:
2.3. Các thể bệnh
- Thể nhẹ
+ Triệu chứng lâm sàng của bệnh do sán lá gan lớn thường không đặc hiệu, có trường hợp không có triệu chứng, chỉ khi khám sức khỏe mới phát hiện tổn thương.
+ Người bệnh thấy mệt mỏi, biếng ăn, gầy sút, sốt, thiếu máu.
- Thể trung bình
+ Đau bụng: Đau vùng hạ sườn phải lan về phía sau (chiếm 70-80 % các trường hợp), hoặc đau vùng thượng vị hoặc và mũi ức. Tính chất đau không đặc hiệu, có thể đau âm ỉ, đôi khi đau dữ dội, đau từng cơn, đau tức.
+ Sốt: Sốt cao, rét run đôi khi sốt kéo dài.
+ Thiếu máu: da xanh, niêm mạc nhợt. Gặp ở các trường hợp nhiễm kéo dài.
+ Rối loạn tiêu hóa: Người bệnh có cảm giác đầy bụng khó tiêu, rối loạn tiêu hóa, buồn nôn.
Thể bệnh nặng của bệnh sán lá gan lớn?
Tại Tiểu mục 2.3 Mục 2 Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị và phòng bệnh sán lá gan lớn Ban hành theo quyết định 1203/QĐ-BYT năm 2022 quy định cụ thể nội dung trên như sau:
- Thể nặng
+ Một số người bệnh có biểu hiện lâm sàng của biến chứng: tắc mật, viêm đường mật, viêm tụy cấp, xuất huyết tiêu hóa....
+ Gan to hoặc bình thường, mật độ mềm, ấn đau.
+ Phản ứng viêm: đau nhiều khớp, đau cơ, đỏ da.
+ Có mẩn ngứa ngoài da, dị ứng da gặp ở 20-30 % người bệnh, biểu hiện các nốt sẩn trên da gặp chủ yếu ở đùi, mông, lưng, cảm giác ngứa, bứt rứt, khó chịu.
+ Ho, khó thở.
+ Mệt mỏi, biếng ăn, gầy sút.
+ Sốt: sốt thất thường, có thể sốt cao, rét run hoặc chỉ sốt thoáng qua rồi hết, đôi khi sốt kéo dài.
+ Tràn dịch màng phổi.
+ Các triệu chứng biểu hiện sự tổn thương tổ chức nơi sán ký sinh lạc chỗ như khớp, vú, cơ ngực, bắp chân hoặc các cơ quan khác.
+ Có trường hợp vỡ gan (Việt Nam đã gặp 1 trường hợp năm 2014).
Trân trọng!
Lê Bảo Y