Công tác chuyển giao, tiếp nhận hồ sơ công chức, viên chức của Bộ Tư pháp như thế nào?

Công tác chuyển giao, tiếp nhận hồ sơ công chức, viên chức của Bộ Tư pháp như thế nào? Xác nhận, sao y bản chính, sao lục tài liệu trong hồ sơ công chức, viên chức của Bộ Tư pháp được quy định như thế nào?

Công tác chuyển giao, tiếp nhận hồ sơ công chức, viên chức của Bộ Tư pháp

Theo Điều 16 Quy chế quản lý hồ sơ công chức, viên chức và người lao động ban hành kèm theo Quyết định 1818/QĐ-BTP năm 2020 công tác chuyển giao, tiếp nhận hồ sơ công chức, viên chức của Bộ Tư pháp như sau:

1. Trường hợp tiếp nhận công chức, viên chức từ cơ quan, đơn vị khác về, thì trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày có quyết định tiếp nhận, Thủ trưởng cơ quan quản lý hồ sơ có trách nhiệm yêu cầu cơ quan, đơn vị đang quản lý hồ sơ công chức, viên chức bàn giao đầy đủ hồ sơ công chức, viên chức đó.

2. Trường hợp công chức, viên chức được điều động, luân chuyển, chuyển đổi vị trí công tác, bổ nhiệm chức vụ, ngạch công chức, chức danh nghề nghiệp làm thay đổi thẩm quyền quản lý hồ sơ công chức, viên chức giữa các đơn vị thuộc Bộ, thì trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày có quyết định của cơ quan có thẩm quyền, cơ quan đang quản lý hồ sơ công chức, viên chức có trách nhiệm chuyển giao hồ sơ công chức, viên chức cho đơn vị mới có thẩm quyền quản lý hồ sơ công chức, viên chức đó.

3. Trường hợp công chức, viên chức được biệt phái đến cơ quan, đơn vị khác, thì trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày có quyết định biệt phái, cơ quan đang quản lý hồ sơ công chức, viên chức có trách nhiệm sao 01 bộ hồ sơ của công chức, viên chức giao cho cơ quan, đơn vị mới có thẩm quyền quản lý công chức, viên chức đó để theo dõi nếu có yêu cầu của cơ quan tiếp nhận công chức, viên chức.

4. Trường hợp công chức, viên chức được thuyên chuyển công tác đến cơ quan, đơn vị khác của nhà nước, thì trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày có quyết định thuyên chuyển, cơ quan quản lý hồ sơ công chức, viên chức có trách nhiệm chuyển giao hồ sơ công chức, viên chức cho cơ quan, đơn vị nơi công chức, viên chức chuyển đến công tác.

5. Hồ sơ công chức, viên chức khi chuyển giao, tiếp nhận đối với các trường hợp quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này phải bảo đảm các yêu cầu quy định tại khoản 2 Điều 12 Thông tư số 11/2012/TT-BNV và khoản 2 Điều 13 Thông tư số 07/2019/TT-BNV.

6. Việc chuyển giao và lưu trữ hồ sơ công chức, viên chức đối với trường hợp công chức, viên chức nghỉ hưu, chuyển công tác ra khỏi cơ quan, đơn vị của nhà nước, thôi việc, bị kỷ luật buộc thôi việc, từ trần được thực hiện theo quy định tại Khoản 3 Điều 12 Thông tư số 11/2012/TT-BNV và khoản 3 Điều 13 Thông tư số 07/2019/TT-BNV.

Xác nhận, sao y bản chính, sao lục tài liệu trong hồ sơ công chức, viên chức của Bộ Tư pháp

Theo Điều 17 Quy chế này việc xác nhận, sao y bản chính, sao lục tài liệu trong hồ sơ công chức, viên chức của Bộ Tư pháp thực hiện như sau:

1. Vụ Tổ chức cán bộ thực hiện việc xác nhận lý lịch, sao lục tài liệu hồ sơ công chức thuộc thẩm quyền quản lý của Vụ.

2. Văn phòng Bộ thực hiện sao y bản chính đối với các tài liệu do Bộ Tư pháp ban hành đối với hồ sơ công chức thuộc thẩm quyền quản lý của Vụ Tổ chức cán bộ.

3. Thủ trưởng đơn vị có thẩm quyền quản lý hồ sơ viên chức thực hiện việc xác nhận lý lịch, sao y bản chính, sao lục tài liệu hồ sơ viên chức thuộc thẩm quyền quản lý của đơn vị theo quy định.

Trân trọng!

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Công chức

Mạc Duy Văn

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào