Thanh toán tiền cước bưu chính ở trong nước để gửi hồ sơ đề nghị tống đạt cho CQĐD khi đương sự ở nước ngoài như thế nào?
Thanh toán tiền cước bưu chính ở trong nước để gửi hồ sơ đề nghị tống đạt cho CQĐD khi đương sự ở nước ngoài ra sao?
Tại Khoản 2 Điều 15 Thông tư liên tịch 01/2019/TTLT-TANDTC-BNG có quy định về thanh toán tiền cước bưu chính ở trong nước để gửi hồ sơ đề nghị tống đạt cho CQĐD khi đương sự ở nước ngoài như sau:
2. Trường hợp đương sự quy định tại Điều 11 của Thông tư liên tịch này ở nước ngoài, Tòa án cấp sơ thẩm, Tòa án cấp phúc thẩm làm thủ tục bán cho ngân hàng một khoản tiền tạm ứng bằng ngoại tệ mà đương sự đã nộp để thanh toán tiền cước bưu chính khi gửi hồ sơ đề nghị tống đạt, thông báo văn bản tố tụng cho Cơ quan đại diện. Tòa án lưu văn bản bán ngoại tệ cho ngân hàng, hóa đơn, chứng từ giao dịch vào hồ sơ vụ việc.
Đề nghị cung cấp thông tin để chuyển tiền cước bưu chính ở nước ngoài cho Cơ quan đại diện được quy định như thế nào?
Tại Điều 16 Thông tư liên tịch 01/2019/TTLT-TANDTC-BNG có quy định về đề nghị cung cấp thông tin để chuyển tiền cước bưu chính ở nước ngoài cho Cơ quan đại diện như sau:
1. Tòa án lập văn bản đề nghị Cơ quan đại diện cung cấp thông tin về mức tiền cước bưu chính ở nước ngoài và tài khoản ngân hàng để Tòa án chuyển khoản tiền này cho Cơ quan đại diện theo Mẫu số 05 ban hành kèm theo Thông tư liên tịch này.
2. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đề nghị của Tòa án, Cơ quan đại diện lập văn bản cung cấp thông tin cho Tòa án theo Mẫu số 06 ban hành kèm theo Thông tư liên tịch này.
3. Tòa án và Cơ quan đại diện gửi cho nhau các văn bản quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này thông qua hộp thư điện tử đầu mối của từng cơ quan.
Trân trọng!
Huỳnh Minh Hân