Đánh giá kết quả rèn luyện và học tập của học viên theo học Chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học là như thế nào?
Đánh giá kết quả rèn luyện và học tập của học viên theo học Chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học là gì?
Theo Khoản 1 Điều 2 Thông tư 43/2021/TT-BGDĐT đánh giá kết quả rèn luyện và học tập của học viên là hoạt động thu thập, xử lí thông tin thông qua quan sát, theo dõi, trao đổi, kiểm tra, nhận xét quá trình rèn luyện và học tập của học viên trong các môn học bắt buộc, môn học tự chọn, hoạt động giáo dục (sau đây gọi tắt là môn học) trong Chương trình giáo dục thường xuyên; tư vấn, hướng dẫn, động viên học viên; xác nhận kết quả đạt được của học viên; cung cấp thông tin phản hồi cho giáo viên và học viên để điều chỉnh quá trình dạy học và giáo dục (sau đây gọi chung là dạy học).
Mục đích đánh giá học viên theo học Chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học
Căn cứ Điều 3 Thông tư này mục đích đánh giá học viên theo học Chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học cơ sở và cấp trung học phổ thông như sau:
Đánh giá nhằm xác định mức độ hoàn thành nhiệm vụ rèn luyện và học tập của học viên theo yêu cầu cần đạt được quy định trong Chương trình giáo dục thường xuyên; cung cấp thông tin chính xác, kịp thời để học viên điều chỉnh hoạt động rèn luyện và học tập, cán bộ quản lý giáo dục và giáo viên điều chỉnh hoạt động dạy học.
Yêu cầu trong đánh giá học viên theo học Chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học
Theo Điều 4 Thông tư này yêu cầu trong đánh giá học viên theo học Chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học cơ sở và cấp trung học phổ thông như sau:
1. Đánh giá căn cứ vào yêu cầu cần đạt được quy định trong Chương trình giáo dục thường xuyên.
2. Đánh giá bảo đảm tính chính xác, toàn diện, công bằng, trung thực và khách quan.
3. Đánh giá bằng nhiều phương pháp, hình thức, kĩ thuật và công cụ khác nhau; kết hợp giữa đánh giá quá trình và đánh giá tổng kết, trong đó coi trọng đánh giá quá trình.
4. Đánh giá vì sự tiến bộ của học viên; coi trọng việc động viên, khuyến khích sự cố gắng trong rèn luyện và học tập của học viên; không so sánh học viên với nhau.
Trân trọng!
Mạc Duy Văn