Kiểm tra định kỳ việc triển khai công tác kiểm tra, rà soát văn bản quy phạm pháp luật trên CSDL quốc gia về pháp luật tại TP.HCM?
- Kiểm tra định kỳ việc triển khai công tác kiểm tra, xử lý, rà soát văn bản quy phạm pháp luật trên cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật tại TP.HCM?
- Xử lý trách nhiệm trong công tác kiểm tra, xử lý văn bản, rà soát, hệ thống hóa và cập nhật thông tin lên Cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật tại TP.HCM?
Kiểm tra định kỳ việc triển khai công tác kiểm tra, xử lý, rà soát văn bản quy phạm pháp luật trên cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật tại TP.HCM?
Căn cứ Điều 46 Quy chế về kiểm tra, xử lý, rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật, xây dựng Cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật và tổ chức, quản lý cộng tác viên kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh ban hành kèm theo Quyết định 10/2022/QĐ-UBND quy định về kiểm tra định kỳ việc triển khai công tác kiểm tra, xử lý, rà soát văn bản quy phạm pháp luật trên cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật tại TP.HCM như sau:
1. Giám đốc Sở Tư pháp, Trưởng phòng Tư pháp tổ chức Đoàn kiểm tra công tác triển khai các nhiệm vụ trong công tác kiểm tra, xử lý văn bản đối với các sở, ngành, quận, huyện, thành phố thuộc Thành phố, Ủy ban nhân dân phường, xã, thị trấn. Trong trường hợp cần thiết, nội dung kiểm tra có thể lồng ghép các công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, việc niêm yết văn bản quy phạm pháp luật, cung cấp văn bản để đăng tải lên Công báo Thành phố Hồ Chí Minh và công tác tư pháp khác (nếu cần thiết). Thành phần Đoàn kiểm tra do Giám đốc Sở Tư pháp, Trưởng phòng Tư pháp quyết định.
2. Sau khi kết thúc kiểm tra, Giám đốc Sở Tư pháp, Trưởng phòng Tư pháp có trách nhiệm báo cáo kết quả kiểm tra đến Ủy ban nhân dân cùng cấp; kết luận kiểm tra được gửi đến các đơn vị được kiểm tra.
Xử lý trách nhiệm trong công tác kiểm tra, xử lý văn bản, rà soát, hệ thống hóa và cập nhật thông tin lên Cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật tại TP.HCM?
Căn cứ Điều 47 Quy chế về kiểm tra, xử lý, rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật, xây dựng Cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật và tổ chức, quản lý cộng tác viên kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh ban hành kèm theo Quyết định 10/2022/QĐ-UBND quy định về kiểm tra định kỳ việc triển khai công tác kiểm tra, xử lý, rà soát văn bản quy phạm pháp luật trên cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật tại TP.HCM như sau:
Điều 47. Xử lý trách nhiệm trong công tác kiểm tra, xử lý văn bản, rà soát, hệ thống hóa và cập nhật thông tin lên Cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật
1. Cơ quan, cá nhân có sai sót trong việc soạn thảo, ban hành văn bản đã có kết luận kiểm tra theo quy định tại Chương II của Quy chế này hoặc chậm trễ khắc phục, xử lý văn bản theo kết luận kiểm tra có thể bị xem xét xử lý theo các hình thức sau:
a) Xử lý kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức về trách nhiệm công vụ theo quy định của Luật Cán bộ, công chức, Luật Viên chức và các quy định có liên quan.
b) Xem xét, đánh giá việc bình xét thi đua, đề nghị khen thưởng đối với các tập thể, cá nhân theo quy định của Luật Thi đua, khen thưởng và các văn bản hướng dẫn thi hành.
c) Xem xét, đánh giá chỉ số chấm điểm về công tác cải cách hành chính trong lĩnh vực cải cách thể chế của đơn vị đối với các Sở, ban, ngành và Ủy ban nhân dân quận, huyện, thành phố thuộc Thành phố.
d) Đối với các văn bản quy phạm pháp luật đã được cơ quan có thẩm quyền kết luận là có nội dung trái pháp luật và bị xử lý theo hình thức bãi bỏ toàn bộ hoặc một phần văn bản thì không thực hiện việc chi kinh phí xây dựng văn bản theo quy định về công tác xây dựng văn bản trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.
đ) Cơ quan kiểm tra văn bản xem xét gửi báo cáo, kết luận văn bản trái pháp luật về Hội đồng thi đua - khen thưởng Thành phố, Hội đồng thi đua - khen thưởng quận, huyện, thành phố thuộc Thành phố để cung cấp thông tin, phục vụ cho việc bình xét khen thưởng cuối năm đối với các tập thể, cá nhân có liên quan; gửi báo cáo kết luận văn bản trái pháp luật về Sở Tài chính, Phòng Tài chính - Kế hoạch hoặc Kho bạc Nhà nước Thành phố Hồ Chí Minh, Kho bạc Nhà nước quận, huyện, thành phố thuộc Thành phố để kiểm soát, thực hiện các thủ tục thanh quyết toán theo quy định.
2. Đối với trường hợp các phương tiện truyền thông phản ánh về văn bản trái pháp luật theo quy định tại Điều 14 của Quy chế này nhưng qua kiểm tra, cơ quan có thẩm quyền kết luận văn bản không có nội dung trái pháp luật thì phương tiện truyền thông đăng tin phản ánh có trách nhiệm cải chính theo quy định.
3. Cơ quan, đơn vị, cá nhân thực hiện công tác kiểm tra văn bản trong quá trình thực hiện nhiệm vụ vi phạm những nguyên tắc theo Điều 7 của Quy chế này có thể bị xem xét xử lý kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức về trách nhiệm công vụ theo quy định của Luật Cán bộ, công chức, Luật Viên chức, Luật Phòng, chống tham nhũng, pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước và các quy định có liên quan.
4. Các cá nhân, đơn vị thuộc quyền quản lý của Ủy ban nhân dân Thành phố có hành vi vi phạm trong việc cập nhật văn bản, bảo đảm an toàn, khai thác và sử dụng Cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật sẽ bị xem xét xử lý theo quy định.
Trân trọng!
Võ Ngọc Nhi