Công chứng viên hướng dẫn 3 tập sự hành nghề có đúng luật? Công tác trong ngành luật để bổ nhiệm công chứng viên tính từ khi nào?

Công chứng viên hướng dẫn 3 tập sự hành nghề có đúng luật? Công tác trong ngành luật để bổ nhiệm công chứng viên tính từ khi nào? Công tác trong ngành luật để bổ nhiệm công chứng viên tính từ khi nào?

Công chứng viên hướng dẫn 3 tập sự hành nghề có đúng luật?

Công chứng viên hướng dẫn 3 tập sự hành nghề cùng lúc có đúng quy định? Nhờ tư vấn cơ sở pháp lý cụ thể?

Trả lời:

Căn cứ Khoản 3 Điều 11 Luật Công chứng 2014 có quy định về tập sự hành nghề công chứng như sau:

Công chứng viên hướng dẫn tập sự phải có ít nhất 02 năm kinh nghiệm hành nghề công chứng. Công chứng viên bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động hành nghề công chứng thì sau 12 tháng kể từ ngày chấp hành xong quyết định kỷ luật, quyết định xử phạt vi phạm hành chính mới được hướng dẫn tập sự hành nghề công chứng. Tại cùng một thời điểm, một công chứng viên không được hướng dẫn nhiều hơn hai người tập sự.

Như vậy theo quy định thì cùng một thời điểm, một công chứng viên không được hướng dẫn nhiều hơn hai người tập sự. Cho nên trường hợp hướng dẫn cùng lúc 03 người tập sự là trái quy định.

Công dân vùng đồng bào dân tộc ít người có thể trở thành công chứng viên không?

Theo quy định pháp luật hiện hành về công chứng thì đối với công dân vùng đồng bào dân tộc ít người có thể trở thành công chứng viên không?

Trả lời:

Căn cứ Điều 8 Luật Công chứng 2014 quy định như sau:

Công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam, tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, có phẩm chất đạo đức tốt và có đủ các tiêu chuẩn sau đây thì được xem xét, bổ nhiệm công chứng viên:

1. Có bằng cử nhân luật;

2. Có thời gian công tác pháp luật từ 05 năm trở lên tại các cơ quan, tổ chức sau khi đã có bằng cử nhân luật;

3. Tốt nghiệp khóa đào tạo nghề công chứng quy định tại Điều 9 của Luật này hoặc hoàn thành khóa bồi dưỡng nghề công chứng quy định tại khoản 2 Điều 10 của Luật này;

4. Đạt yêu cầu kiểm tra kết quả tập sự hành nghề công chứng;

5. Bảo đảm sức khỏe để hành nghề công chứng.

Như vậy, miễn là công dân thường trú tại Việt Nam, là người Việt Nam và đáp ứng các điều kiện nêu trên thì hoàn toàn có thể trở thành Công chứng viên.

Công tác trong ngành luật để bổ nhiệm công chứng viên tính từ khi nào?

Cho hỏi: Theo quy định thì thâm niên công tác trong ngành luật để bổ nhiệm công chứng viên tính từ khi nào?

Trả lời:

Tại Điều 8 Luật công chứng 2014, có quy định:

Công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam, tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, có phẩm chất đạo đức tốt và có đủ các tiêu chuẩn sau đây thì được xem xét, bổ nhiệm công chứng viên:

- Có bằng cử nhân luật;

- Có thời gian công tác pháp luật từ 05 năm trở lên tại các cơ quan, tổ chức sau khi đã có bằng cử nhân luật;

- Tốt nghiệp khóa đào tạo nghề công chứng quy định tại Điều 9 của Luật này hoặc hoàn thành khóa bồi dưỡng nghề công chứng quy định tại khoản 2 Điều 10 của Luật này;

- Đạt yêu cầu kiểm tra kết quả tập sự hành nghề công chứng;

- Bảo đảm sức khỏe để hành nghề công chứng.

Như vậy, theo quy định nêu trên thì yêu cầu về thời gian công tác trong ngành luật để bổ nhiệm công chứng viên được tính từ khi có bằng cử nhân luật.

Trân trọng.

Mạc Duy Văn

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào