Có phải tham gia nghĩa vụ quân sự khi bị bệnh lao và đã khỏi bệnh? Nặng 47kg, cao 1m65 thì có được đi nghĩa vụ?
Có phải tham gia nghĩa vụ quân sự khi bị bệnh lao đã khỏi bệnh?
3 năm trước em bị lao có hang, phổi tràn khí trung thất e trong dịch họng có BK - e khỏi đã được 2 năm rồi hiện tại em có thuộc đối tượng gọi tham gia nghĩa vụ quân sự không ạ?
Trả lời: Căn cứ theo quy định tại Bảng 2 Phụ lục 1 Thông tư liên tịch 16/2016/TTLT-BYT-BQP như sau:
94 |
Bệnh lao phổi: |
|
|
- Nghi lao phổi (có hội chứng nhiễm độc lao, có tiền sử tiếp xúc và tiền sử lao) |
4T |
|
- Khái huyết do lao |
5T |
|
- Lao phổi nhẹ mới mắc (lao thâm nhiễm, lao huyệt BK âm tính (-) trong đờm bằng soi trực tiếp, không có hang lao) |
5T |
|
- Lao phổi mới mắc nhưng có BK (+) trong đờm bằng soi trực tiếp, có hang lao |
6 |
|
- Lao phổi đã điều trị ổn định và khỏi được trên 3 năm, nếu: |
|
|
+ Trước đây không có hang, hiện tại X-quang phổi bình thường, BK (-), sức khỏe không bị ảnh hưởng |
4
|
|
+ Hiện nay có biến chứng lao, xơ phổi, suy hô hấp mạn tính, tâm phế mạn tính, giãn phế quản |
6 |
Căn cứ theo quy định tại Khoản 4 Điều 9 Thông tư liên tịch 16/2016/TTLT-BYT-BQP: Cách phân loại sức khỏe
Căn cứ vào số điểm chấm cho 8 chỉ tiêu ghi trong phiếu sức khỏe nghĩa vụ quân sự để phân loại, cụ thể như sau:
a) Loại 1: 8 chỉ tiêu đều đạt điểm 1;
b) Loại 2: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 2;
c) Loại 3: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 3;
d) Loại 4: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 4;
đ) Loại 5: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 5;
e) Loại 6: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 6.
Theo đó, do bạn có một chỉ tiêu đạt điểm 4 vì vậy sẽ được xếp loại sức khỏe loại 4
Căn cứ theo Điểm a Khoản 3 Điều 4 thông tư 148/2018/TT-BQP Tiêu chuẩn sức khỏe:
a) Tuyển chọn những công dân có sức khỏe loại 1, 2, 3 theo quy định tại Thông tư liên tịch số 16/2016/TTLT-BYT-BQP ngày 30 tháng 6 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Y tế - Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định việc khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự.
Dựa trên các quy định pháp luật trên có thể thấy việc bị bệnh lao nhưng đã khỏi bệnh sẽ là một trong các yếu tố để xác định loại sức khỏe. Xét theo bảng trên thì trường hợp sức khỏe của bạn được chấm là 4 điểm. Căn cứ theo quy định về chấm điểm sức khỏe thì bạn được xếp vào loại sức khỏe loại 4 mà xếp loại sức khỏe loại 1, 2, 3 sẽ phải tham gia nghĩa vụ quân sự. Vì vậy trường hợp sức khỏe loại 4 của bạn sẽ thuộc đối tượng thuộc diện tạm hoãn do không đủ điều kiện về sức khỏe để tham gia nghĩa vụ quân sự.
Nặng 47kg, cao 1m65 thì có được đi nghĩa vụ?
Nam nặng 47kg, cao 1m65 thì có được đi nghĩa vụ không?
Trả lời: Điểm a Khoản 3 Điều 4 Thông tư 148/2018/TT-BQP có quy định về tiêu chuẩn sức khỏe để tuyển quân như sau:
Tuyển chọn những công dân có sức khỏe loại 1, 2, 3 theo quy định tại Thông tư liên tịch 16/2016/TTLT-BYT-BQP ngày 30 tháng 6 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Y tế - Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định việc khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự.
Căn cứ tiêu chuẩn phân loại theo thể lực (Bảng số 1) ban hành kèm theo Thông tư liên tịch 16/2016/TTLT-BYT-BQP:
LOẠI |
NAM |
NỮ |
|||
Cao đứng (cm) |
Cân nặng (kg) |
Vòng ngực (cm) |
Cao đứng (cm) |
Cân nặng (kg) |
|
1 |
≥ 163 |
≥ 51 |
≥ 81 |
≥ 154 |
≥ 48 |
2 |
160 - 162 |
47 - 50 |
78 - 80 |
152 - 153 |
44 - 47 |
3 |
157 - 159 |
43 - 46 |
75 - 77 |
150 - 151 |
42 - 43 |
4 |
155 - 156 |
41 - 42 |
73 - 74 |
148 - 149 |
40 - 41 |
5 |
153 - 154 |
40 |
71 - 72 |
147 |
38 - 39 |
6 |
≤ 152 |
≤ 39 |
≤ 70 |
≤ 146 |
≤ 37 |
Như vậy, trường hợp nam cao 165 cm, nặng 47 kg thì sẽ có sức khỏe loại 2.
Ngoài ra, các trường hợp quá béo hoặc quá gầy sẽ xem xét đến chỉ số BMI (xem phần chú dẫn khám tuyển).
Chỉ số BMI được xem xét trong trường hợp đủ tiêu chuẩn về thể lực, nhưng có sự mất cân đối giữa chiều cao và cân nặng: không nhận những trường hợp có chỉ số BMI ≥ 30.
Ở đây BMI của người nam này là 17.26.
Như vậy, từ các quy định trên thì thể lực của người nam này vẫn đảm bảo điều kiện về sức khỏe để tham gia nghĩa vụ quân sự.
Có hai cái mắt cá ở lòng bàn chân thì có được đi nghĩa vụ quân sự?
Có hai cái mắt cá ở lòng bàn chân thì có được đi nghĩa vụ quân sự không? Nhờ hỗ trợ quy định giúp.
Trả lời: Căn cứ Phụ lục 1 Phân loại sức khỏe theo thể lực và bệnh tật ban hành kèm theo Thông tư liên tịch 16/2016/TTLT-BYT-BQP, có quy định:
- Mắt cá lòng bàn chân (Corpolantaire):
+ Chỉ có 1 cái, đường kính ≤ 1cm, đi lại không ảnh hưởng: Điểm 2
+ Có 2 cái, đường kính ≤ 1cm, đi lại không ảnh hưởng: Điểm 3
+ Có ≥ 3 cái, hoặc có 1 - 2 cái nhưng đường kính trên 1cm, hoặc mắt cá gây ảnh hưởng đến đi lại: Điểm 4
Theo quy định tại Khoản 4 Điều 9 Thông tư liên tịch 16/2016/TTLT-BYT-BQP thì căn cứ vào số điểm chấm cho 8 chỉ tiêu ghi trong phiếu sức khỏe nghĩa vụ quân sự để phân loại sức khỏe của công dân tham gia khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự, cụ thể như sau:
- Loại 1: 8 chỉ tiêu đều đạt điểm 1;
- Loại 2: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 2;
- Loại 3: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 3;
- Loại 4: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 4;
- Loại 5: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 5;
- Loại 6: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 6.
Như vậy, người có hai cái mắt cá ở lòng bàn chân tùy thuộc vào đường kính, có ảnh hưởng đến đi lại hay không thì sẽ có sức khỏe loại 3 hoặc loại 4.
Và Điểm a Khoản 3 Điều 4 Thông tư 148/2018/TT-BQP có quy định về tiêu chuẩn sức khỏe để tuyển quân như sau:
Tuyển chọn những công dân có sức khỏe loại 1, 2, 3 theo quy định tại Thông tư liên tịch 16/2016/TTLT-BYT-BQP ngày 30 tháng 6 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Y tế - Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định việc khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự.
Từ các quy định trên thì trường hợp này nếu được xác định là có sức khỏe loại 3 thì vẫn đảm bảo điều kiện sức khỏe để tham gia nghĩa vụ quân sự, trường hợp có sức khỏe loại 4 thì không đảm bảo.
Trân trọng!
Lê Bảo Y