Yêu cầu về tài liệu đối với Phần mềm nội bộ trong dự án đầu tư ứng dụng CNTT sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước như nào?
- Yêu cầu về tài liệu đối với Phần mềm nội bộ trong dự án đầu tư ứng dụng CNTT sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước
- Yêu cầu về quản lý điểm yếu an toàn thông tin trong dự án đầu tư ứng dụng CNTT sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước
- Yêu cầu về chức năng Xác thực đối với Phần mềm nội bộ trong dự án đầu tư ứng dụng CNTT sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước
Yêu cầu về tài liệu đối với Phần mềm nội bộ trong dự án đầu tư ứng dụng CNTT sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước
Căn cứ Tiểu mục 1 Mục II Yêu cầu an toàn cơ bản đối với Phần mềm nội bộ ban hành kèm Quyết định 742/QĐ-BTTTT năm 2022 quy định về yêu cầu về tài liệu như sau:
1. Yêu cầu về tài liệu
Phần mềm nội bộ có tài liệu bao gồm các nội dung sau:
a) Hướng dẫn triển khai và thiết lập cấu hình;
b) Hướng dẫn sử dụng và quản trị;
c) Tài liệu thiết kế;
d) Mã nguồn sản phẩm (theo yêu cầu của bên đề nghị đánh giá).
Yêu cầu về quản lý điểm yếu an toàn thông tin trong dự án đầu tư ứng dụng CNTT sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước
Theo Tiểu mục 2 Mục II Yêu cầu an toàn cơ bản đối với Phần mềm nội bộ ban hành kèm Quyết định 742/QĐ-BTTTT năm 2022 quy định về yêu cầu về quản lý điểm yếu an toàn thông tin như sau:
2. Yêu cầu về quản lý điểm yếu an toàn thông tin
Trước khi thực hiện nghiệm thu và bàn giao, Phần mềm nội bộ không tồn tại lỗ hổng, điểm yếu được đánh giá và xác nhận bởi tổ chức chuyên môn được cơ quan có thẩm quyền cấp phép hoặc tổ chức sự nghiệp nhà nước có chức năng, nhiệm vụ phù hợp do chủ quản hệ thống thông tin chỉ định thực hiện theo quy định của pháp luật.
Yêu cầu về chức năng Xác thực đối với Phần mềm nội bộ trong dự án đầu tư ứng dụng CNTT sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước
Tại Tiểu mục 3 Mục II Yêu cầu an toàn cơ bản đối với Phần mềm nội bộ ban hành kèm Quyết định 742/QĐ-BTTTT năm 2022 quy định về yêu cầu về chức năng Xác thực như sau:
3. Yêu cầu về chức năng Xác thực
3.1. Chức năng Xác thực đối với Phần mềm nội bộ bao gồm:
a) Xác thực người sử dụng khi truy cập, quản trị, cấu hình Phần mềm;
b) Có chức năng cho phép lưu trữ có mã hóa thông tin xác thực hệ thống sử dụng thuật toán hash từ SHA-256, SHA-512, SHA-3 và các thuật toán tương đương;
c) Có chức năng cho phép thiết lập chính sách mật khẩu của tài khoản;
d) Có chức năng cho phép hạn chế số lần đăng nhập sai trong khoảng thời gian nhất định với tài khoản nhất định;
đ) Có chức năng cho phép mã hóa thông tin xác thực trước khi gửi qua môi trường mạng;
e) Có chức năng cho phép sử dụng cơ chế xác thực đa nhân tố để xác thực người sử dụng.
3.2. Yêu cầu cụ thể đối với từng chức năng xác thực ở trên, khi Phần mềm được triển khai trên hệ thống thông tin theo từng cấp độ được tham chiếu chi tiết tại Mục 1, Phụ lục kèm theo.
Trân trọng!
Phan Hồng Công Minh