Các phương thức lập, gửi hồ sơ đề nghị tống đạt, thông báo văn bản tố tụng giữa TA và Cơ quan đại diện được quy định ra sao?
Các phương thức lập, gửi hồ sơ đề nghị tống đạt, thông báo văn bản tố tụng giữa TA và Cơ quan đại diện được quy định như thế nào?
Tại Điều 4 Thông tư liên tịch 01/2019/TTLT-TANDTC-BNG có quy định về các phương thức lập, gửi hồ sơ đề nghị tống đạt, thông báo văn bản tố tụng giữa TA và Cơ quan đại diện như sau:
1. Tòa án và Cơ quan đại diện lập, gửi cho nhau các hồ sơ sau đây bằng dịch vụ bưu chính chuyển phát bưu phẩm bảo đảm:
a) Hồ sơ đề nghị tống đạt văn bản tố tụng;
b) Hồ sơ đề nghị thông báo văn bản tố tụng;
c) Hồ sơ thông báo kết quả thực hiện tống đạt hoặc thông báo văn bản tố tụng.
2. Trường hợp hệ thống quản lý văn bản và điều hành giữa Tòa án và Cơ quan đại diện được kết nối, liên thông với nhau, thì Tòa án và Cơ quan đại diện lập, gửi cho nhau các hồ sơ quy định tại điểm b và c khoản 1 Điều này bằng văn bản điện tử có chữ ký số.
Hồ sơ đề nghị tống đạt văn bản tố tụng bao gồm những loại giấy tờ nào?
Tại Khoản 1 Điều 5 Thông tư liên tịch 01/2019/TTLT-TANDTC-BNG có quy định về các loại giấy tờ trong hồ sơ đề nghị tống đạt văn bản tố tụng như sau:
1. Hồ sơ đề nghị tống đạt văn bản tố tụng bao gồm:
a) Văn bản đề nghị Cơ quan đại diện tống đạt văn bản tố tụng;
b) Văn bản tố tụng cần được tống đạt cho đương sự;
c) Giấy tờ, tài liệu của đương sự ở trong nước đề nghị Tòa án gửi cho đương sự (nếu có);
d) Bản chụp hóa đơn, chứng từ chuyển tiền cước bưu chính ở nước ngoài.
Trân trọng!
Huỳnh Minh Hân