Phương thức tổ chức rà soát văn bản quy phạm pháp luật trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật tại TP.HCM?

Phương thức tổ chức rà soát văn bản quy phạm pháp luật trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật tại TP.HCM? Quy trình rà soát văn bản trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật tại TP.HCM? Mong được giải đáp thắc mắc

Phương thức tổ chức rà soát văn bản quy phạm pháp luật trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật tại TP.HCM?

Căn cứ Điều 21 Quyết định 10/2022/QĐ-TTg quy định:

Điều 21. Phương thức tổ chức rà soát văn bản quy phạm pháp luật

1. Cơ quan đơn vị có trách nhiệm rà soát văn bản phải tiến hành rà soát thường xuyên hệ thống văn bản quy phạm pháp luật ở cấp mình để phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội của Thành phố, từng địa bàn quận huyện, thành phố thuộc Thành phố hoặc khi cơ quan nhà nước cấp trên ban hành văn bản mới làm cho nội dung văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân không còn phù hợp.

2. Tổ chức rà soát văn bản khi nhận được thông tin, yêu cầu, kiến nghị của cơ quan, tổ chức, cá nhân về văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân ban hành có chứa nội dung trái pháp luật, mâu thuẫn, chồng chéo hoặc không còn phù hợp.

3. Tổ chức rà soát văn bản khi các cơ quan nhà nước cấp trên ban hành Quyết định công bố Danh mục văn bản hết hiệu lực mà trước đó văn bản chưa được rà soát theo quy định tại khoản 1 Điều này.

4. Các cơ quan, đơn vị thực hiện rà soát theo chuyên đề, lĩnh vực, theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và chủ động tiến hành rà soát theo chuyên đề, lĩnh vực do đơn vị xác định.

5. Văn bản quy phạm pháp luật còn hiệu lực cần phải được thường xuyên, định kỳ rà soát nhằm phục vụ cho việc xác định hiệu lực văn bản để cập nhật vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật, Công báo Thành phố Hồ Chí Minh.

Quy trình rà soát văn bản trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật tại TP.HCM?

Căn cứ Điều 23 Quyết định 10/2022/QĐ-TTg quy định:

Điều 23. Quy trình rà soát văn bản

1. Trình tự rà soát theo căn cứ là văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên:

a) Thủ trưởng cơ quan, đơn vị phân công người rà soát văn bản ngay sau khi văn bản là căn cứ rà soát được thông qua hoặc ký ban hành.

b) Người rà soát xác định văn bản cần rà soát, lập danh mục, báo cáo Thủ trưởng cơ quan, đơn vị quyết định.

c) Người rà soát xem xét, đánh giá phần căn cứ ban hành văn bản được rà soát để xác định và tập hợp đầy đủ văn bản là căn cứ rà soát theo quy định tại Điều 145 của Nghị định số 34/2016/NĐ-CP .

d) Người rà soát xem xét, xác định hiệu lực của văn bản được rà soát theo các trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 149 của Nghị định số 34/2016/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 32 Điều 1 của Nghị định số 154/2020 NĐ-CP).

đ) Người rà soát xem xét, đánh giá thẩm quyền về hình thức và thẩm quyền về nội dung của văn bản được rà soát.

e) Người rà soát xem xét, đánh giá nội dung văn bản được rà soát để xác định quy định trái, chồng chéo, mâu thuẫn với văn bản là căn cứ rà soát.

2. Trình tự rà soát theo căn cứ là tình hình phát triển kinh tế - xã hội:

a) Thủ trưởng cơ quan, đơn vị phân công người rà soát văn bản ngay khi tình hình kinh tế - xã hội có sự thay đổi có thể làm cho nội dung của văn bản không còn phù hợp.

b) Người rà soát xác định văn bản cần rà soát, lập danh mục, báo cáo Thủ trưởng cơ quan, đơn vị quyết định.

c) Người rà soát căn cứ vào đối tượng, phạm vi điều chỉnh của văn bản được rà soát, tập hợp thông tin, tài liệu, văn bản là căn cứ xác định sự thay đổi của tình hình kinh tế - xã hội theo quy định tại Điều 146 của Nghị định số 34/2016/NĐ-CP .

d) Người rà soát văn bản xem xét, đánh giá văn bản được rà soát để xác định các nội dung quy định tại Điều 148 của Nghị định số 34/2016/NĐ-CP .

3. Việc rà soát văn bản quy phạm pháp luật phải được lập thành hồ sơ rà soát văn bản theo quy định tại Điều 24 của Quy chế này.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Văn bản quy phạm pháp luật

Võ Ngọc Nhi

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào