Hồ sơ kiểm tra, xử lý văn bản trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật tại TP.HCM?
Hồ sơ kiểm tra văn bản trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật tại TP.HCM ?
Căn cứ Điều 17 Quyết định 10/2022/QĐ-TTg quy định:
Điều 17. Hồ sơ kiểm tra văn bản
1. Cơ quan, người có thẩm quyền kiểm tra văn bản có trách nhiệm lập hồ sơ kiểm tra văn bản, bao gồm:
a) Văn bản có nội dung trái pháp luật.
b) Phiếu kiểm tra văn bản theo Mẫu số 01 Phụ lục I kèm theo Quy chế này.
c) Văn bản phản ánh, kiến nghị của cơ quan, tổ chức, cá nhân, bản lưu các phản ảnh trên phương tiện thông tin đại chúng đối với trường hợp kiểm tra văn bản theo phản ánh, kiến nghị; Mẫu phiếu tiếp nhận phản ánh của cá nhân trong trường hợp phản ánh trực tiếp hoặc qua điện thoại (theo Mẫu số 03 Phụ lục I kèm theo Quy chế này).
d) Kết luận kiểm tra văn bản, kết quả xử lý văn bản và các tài liệu khác có liên quan (nếu có).
2. Hồ sơ kiểm tra văn bản được lưu trữ theo quy định của pháp luật về lưu trữ được tập hợp để xây dựng Cơ sở dữ liệu phục vụ công tác kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa văn bản của Thành phố Hồ Chí Minh, quận, huyện, thành phố thuộc Thành phố.
Hồ sơ xử lý văn bản trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật tại TP.HCM?
Căn cứ Điều 18 Quyết định 10/2022/QĐ-TTg quy định:
Điều 18. Hồ sơ xử lý văn bản
Hồ sơ trình cơ quan, người có thẩm quyền xem xét, xử lý văn gồm có:
1. Báo cáo của cơ quan kiểm tra văn bản.
2. Văn bản được kiểm tra.
3. Danh mục văn bản làm cơ sở pháp lý để kiểm tra.
4. Phiếu kiểm tra văn bản.
5. Ý kiến của các cơ quan liên quan (nếu có).
6. Kết luận kiểm tra của cơ quan kiểm tra văn bản.
7. Các văn bản giải trình, thông báo kết quả xử lý của cơ quan có văn bản được kiểm tra (nếu có).
8. Các tài liệu khác có liên quan (nếu có).
Võ Ngọc Nhi