Xác định về chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận?
Xác định chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận?
Việc xác định tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập, tôi là Phạm Quang Anh, tôi đang có nhu cầu tìm hiểu các quy định của pháp luật liên quan đến hôn nhân và gia đình, chế độ tài sản của vợ chồng, giải quyết các việc về hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài. Tôi đang có thắc mắc cần Ban biên tập giải đáp giúp tôi. Cho tôi hỏi, việc xác định tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận được quy định cụ thể ra sao? Tôi có thể tìm hiểu thông tin tại văn bản pháp luật nào? Mong nhận được sự phản hồi từ Ban biên tập. Xin chân thành cảm ơn!
Trả lời: Theo quy định tại Điều 15 Nghị định 126/2014/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật Hôn nhân và gia đình thì việc xác định tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận được quy định cụ thể như sau:
- Trường hợp lựa chọn áp dụng chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận thì vợ chồng có thể thỏa thuận về xác định tài sản theo một trong các nội dung sau đây:
+ Tài sản giữa vợ và chồng bao gồm tài sản chung và tài sản riêng của vợ, chồng;
+ Giữa vợ và chồng không có tài sản riêng của vợ, chồng mà tất cả tài sản do vợ, chồng có được trước khi kết hôn hoặc trong thời kỳ hôn nhân đều thuộc tài sản chung;
+ Giữa vợ và chồng không có tài sản chung mà tất cả tài sản do vợ, chồng có được trước khi kết hôn và trong thời kỳ hôn nhân đều thuộc sở hữu riêng của người có được tài sản đó;
+ Xác định theo thỏa thuận khác của vợ chồng.
- Thỏa thuận về tài sản của vợ chồng phải phù hợp với quy định tại các Điều 29, 30, 31 và 32 của Luật Hôn nhân và gia đình 2014. Cụ thể là:
+ Nguyên tắc chung về chế độ tài sản của vợ chồng (Điều 29 Luật Hôn nhân và gia đình 2014):
++ Vợ, chồng bình đẳng với nhau về quyền, nghĩa vụ trong việc tạo lập, chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung; không phân biệt giữa lao động trong gia đình và lao động có thu nhập.
++ Vợ, chồng có nghĩa vụ bảo đảm điều kiện để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình.
++ Việc thực hiện quyền, nghĩa vụ về tài sản của vợ chồng mà xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của vợ, chồng, gia đình và của người khác thì phải bồi thường.
+ Quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng trong việc đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình (Điều 30 Luật Hôn nhân và gia đình 2014):
++ Vợ, chồng có quyền, nghĩa vụ thực hiện giao dịch nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình.
++ Trong trường hợp vợ chồng không có tài sản chung hoặc tài sản chung không đủ để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình thì vợ, chồng có nghĩa vụ đóng góp tài sản riêng theo khả năng kinh tế của mỗi bên.
+ Giao dịch liên quan đến nhà là nơi ở duy nhất của vợ chồng (Điều 31 Luật Hôn nhân và gia đình 2014):
Việc xác lập, thực hiện, chấm dứt các giao dịch liên quan đến nhà là nơi ở duy nhất của vợ chồng phải có sự thỏa thuận của vợ chồng. Trong trường hợp nhà ở thuộc sở hữu riêng của vợ hoặc chồng thì chủ sở hữu có quyền xác lập, thực hiện, chấm dứt giao dịch liên quan đến tài sản đó nhưng phải bảo đảm chỗ ở cho vợ chồng.
+ Giao dịch với người thứ ba ngay tình liên quan đến tài khoản ngân hàng, tài khoản chứng khoán và động sản khác mà theo quy định của pháp luật không phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng (Điều 32 Luật Hôn nhân và gia đình 2014):
++ Trong giao dịch với người thứ ba ngay tình thì vợ, chồng là người đứng tên tài khoản ngân hàng, tài khoản chứng khoán được coi là người có quyền xác lập, thực hiện giao dịch liên quan đến tài sản đó.
++ Trong giao dịch với người thứ ba ngay tình thì vợ, chồng đang chiếm hữu động sản mà theo quy định của pháp luật không phải đăng ký quyền sở hữu được coi là người có quyền xác lập, thực hiện giao dịch liên quan đến tài sản đó trong trường hợp Bộ luật dân sự có quy định về việc bảo vệ người thứ ba ngay tình.
- Nếu vi phạm, người có quyền, lợi ích liên quan có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố thỏa thuận vô hiệu theo quy định tại Điều 50 của Luật Hôn nhân và gia đình 2014, cụ thể là:
+ Thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng bị Tòa án tuyên bố vô hiệu khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
++ Không tuân thủ điều kiện có hiệu lực của giao dịch được quy định tại Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan;
++ Vi phạm một trong các quy định tại các điều 29, 30, 31 và 32 của Luật Hôn nhân và gia đình 2014 đã trích dẫn ở trên;
++ Nội dung của thỏa thuận vi phạm nghiêm trọng quyền được cấp dưỡng, quyền được thừa kế và quyền, lợi ích hợp pháp khác của cha, mẹ, con và thành viên khác của gia đình.
+ Tòa án nhân dân tối cao chủ trì phối hợp với Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Bộ Tư pháp hướng dẫn khoản 1 Điều 50 của Luật Hôn nhân và gia đình 2014.
Trên đây là nội dung tư vấn về việc xác định tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận. Để biết thêm thông tin chi tiết, bạn nên tham khảo thêm tại Nghị định 126/2014/NĐ-CP.
Hậu quả pháp lý của việc chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân
Hậu quả pháp lý của việc chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập, tôi là Trần Thị Lan Anh, tôi đang có nhu cầu tìm hiểu các quy định của pháp luật liên quan đến hôn nhân và gia đình, chế độ tài sản của vợ chồng, giải quyết các việc về hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài. Tôi đang có thắc mắc cần Ban biên tập giải đáp giúp tôi. Cho tôi hỏi, hậu quả pháp lý của việc chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân được quy định cụ thể ra sao? Tôi có thể tìm hiểu thông tin tại văn bản pháp luật nào? Mong nhận được sự phản hồi từ Ban biên tập. Xin chân thành cảm ơn!
Trả lời: Theo quy định tại Điều 14 Nghị định 126/2014/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật Hôn nhân và gia đình thì hậu quả pháp lý của việc chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân được quy định cụ thể như sau:
- Việc chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân không làm chấm dứt chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định.
- Từ thời điểm việc chia tài sản chung của vợ chồng có hiệu lực, nếu vợ chồng không có thỏa thuận khác thì phần tài sản được chia; hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản đó; hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng khác của vợ, chồng là tài sản riêng của vợ, chồng.
- Từ thời điểm việc chia tài sản chung của vợ chồng có hiệu lực, nếu tài sản có được từ việc khai thác tài sản riêng của vợ, chồng mà không xác định được đó là thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh của vợ, chồng hay là hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng đó thì thuộc sở hữu chung của vợ chồng.
Trên đây là nội dung tư vấn về hậu quả pháp lý của việc chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân. Để biết thêm thông tin chi tiết, bạn nên tham khảo thêm tại Nghị định 126/2014/NĐ-CP.
Vợ chồng có quyền thỏa thuận phân định chế độ tài sản chung và riêng
Chúng tôi là những người gãy gánh, đều có việc làm ổn định và dự định kết hôn. Nhưng do ai cũng có con riêng nên tôi định gợi ý với người dự định kết hôn về tài sản là trong quá trình chung sống, chúng tôi đưa một phần thu nhập vào tài sản chung để chăm lo gia đình, phần còn lại của ai cứ giữ để lo cho con học hành. Tôi không muốn anh ấy nghĩ rằng tôi ích kỹ và cũng không muốn trong quá trình chung sống làm phiền nhau về việc tiền bạc nhưng không biết như thế có đúng không?
Trả lời: Chị có thể nói rõ mục đích nêu trên của chị cho anh ấy biết và đồng ý cùng chị thỏa thuận chế độ tài sản của vợ chồng khi kết hôn. Việc phân định tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận có thể thực hiện theo nhiều chế độ khác nhau. Trong đó, điều chị dự định bàn bạc với anh ấy có thể thực hiện được.
Theo điểm a khoản 1 Điều 15 Nghị định 126/ 2014/NĐ-CP của Chính phủ, trường hợp lựa chọn áp dụng chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận thì vợ chồng có thể thỏa thuận: Tài sản giữa vợ và chồng bao gồm tài sản chung và tài sản riêng của vợ, chồng.
Trân trọng!
Lê Bảo Y