Người Việt Nam định cư ở Đức có được phong danh hiệu tiến sĩ danh dự tại Việt Nam không?
Người Việt Nam định cư ở Đức có được phong danh hiệu tiến sĩ danh dự tại Việt Nam hay không?
Tại Khoản 2 Điều 4 Nghị định 84/2020/NĐ-CP có quy định về điều kiện được phong tặng danh hiệu tiến sĩ danh dự như sau:
2. Điều kiện được phong tặng:
a) Là người Việt Nam định cư ở nước ngoài hoặc người nước ngoài có nhiều thành tích đóng góp cho sự nghiệp giáo dục và khoa học của Việt Nam, được một cơ sở giáo dục đại học đào tạo trình độ tiến sĩ của Việt Nam đồng ý phong tặng đối với đối tượng quy định tại điểm a khoản 1 Điều này;
b) Là người Việt Nam định cư ở nước ngoài hoặc người nước ngoài có nhiều thành tích đóng góp cho sự nghiệp giáo dục và khoa học của Việt Nam, có uy tín quốc tế, có nhiều thành tích, công lao đóng góp cho tình hữu nghị, cho sự phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam và được một cơ sở giáo dục đại học đào tạo trình độ tiến sĩ của Việt Nam đồng ý phong tặng đối với đối tượng quy định tại điểm b khoản 1 Điều này.
Căn cứ theo quy định hiện hành, thì bạn thuộc một trong các đối tượng được phong danh hiệu tiến sĩ danh dự. Tuy nhiên, bạn cần phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện đã được nêu mới có thể được phong tặng.
Phôi bằng tiến sĩ danh dự do cơ quan nào ban hành?
Tại Khoản 4 Điều 4 Nghị định 84/2020/NĐ-CP có quy định về phôi bằng tiến sĩ danh dự như sau:
4. Cơ sở giáo dục đại học đào tạo trình độ tiến sĩ thiết kế, in phôi, cấp phát và quản lý bằng Tiến sĩ danh dự. Bằng Tiến sĩ danh dự phải ghi rõ danh hiệu “Tiến sĩ danh dự”, không ghi “học vị Tiến sĩ” và không ghi ngành đào tạo; công khai thông tin của người được phong tặng trên trang thông tin điện tử của cơ sở giáo dục đại học và gửi quyết định phong tặng về Bộ Giáo dục và Đào tạo sau mỗi lần phong tặng.
Theo đó, Cơ sở giáo dục đại học đào tạo trình độ tiến sĩ sẽ có trách nhiệm thiết kế, in phôi bằng Tiến sĩ danh dự.
Trân trọng!
Huỳnh Minh Hân