Gia đình người cai nghiện ma túy tự nguyện có trách nhiệm như thế nào?
Trách nhiệm của gia đình, người đại diện hợp pháp của người cai nghiện ma túy tự nguyện
Căn cứ Khoản 2 Điều 31 Nghị định 116/2021/NĐ-CP quy định về trách nhiệm gia đình và người đại diện hợp pháp của người cai nghiện ma túy tự nguyện như sau:
2. Gia đình và người đại diện hợp pháp của người cai nghiện ma túy tự nguyện có trách nhiệm:
a) Quản lý, hỗ trợ, động viên người cai nghiện thực hiện kế hoạch cai nghiện;
b) Tạo điều kiện vật chất, tinh thần để người cai nghiện ma túy phục hồi sức khỏe, tâm lý; thực hiện các biện pháp hỗ trợ, can thiệp, bảo vệ phù hợp theo quy định của pháp luật về bảo vệ trẻ em tham gia học tập (đối với người dưới 18 tuổi), học nghề, tạo việc làm, sinh kế giúp người cai nghiện hòa nhập cộng đồng, xã hội;
c) Trả chi phí cai nghiện theo hợp đồng sử dụng dịch cai nghiện (đối với người từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi).
Trách nhiệm tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ cai nghiện ma túy tự nguyện tại gia đình, cộng đồng, cơ sở cai nghiện ma túy tự nguyện
Căn cứ Khoản 3 Điều 31 Nghị định trên quy định về trách nhiệm tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ cai nghiện ma túy tự nguyện, cơ sở cai nghiện ma túy tự nguyện như sau:
3. Tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ cai nghiện ma túy tự nguyện tại gia đình, cộng đồng, cơ sở cai nghiện ma túy tự nguyện có trách nhiệm:
a) Thông báo công khai, minh bạch về loại dịch vụ, quy trình thực hiện dịch vụ, giá cung cấp dịch vụ đối với người cai nghiện, gia đình người nghiện;
b) Tiếp nhận, tư vấn, hướng dẫn người cai nghiện xây dựng kế hoạch cai nghiện theo quy trình cai nghiện quy định tại Chương III Nghị định này;
c) Thực hiện đúng quy định chuyên môn theo quy trình cai nghiện, chịu trách nhiệm về chất lượng dịch vụ cung cấp;
d) Thông báo cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó đăng ký cai nghiện ma túy tự nguyện tại gia đình, cộng đồng khi người cai nghiện ma túy sử dụng dịch vụ hoặc tự ý chấm dứt việc sử dụng dịch vụ, hoàn thành dịch vụ.
Trân trọng!
Tạ Thị Thanh Thảo