Trách nhiệm Bộ Tài Chính, Bộ KHĐT, NHNN Việt Nam trong việc triển khai Đề án cải thiện xếp hạng tín nhiệm quốc gia tới 2030?
- Trách nhiệm của Bộ Tài Chính trong việc triển khai Đề án cải thiện xếp hạng tín nhiệm quốc gia tới năm 2030
- Trách nhiệm của Bộ KHĐT, NHNN Việt Nam, Bộ Công Thương, Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia trong việc triển khai Đề án cải thiện xếp hạng tín nhiệm quốc gia tới năm 2030
- Trách nhiệm của Bộ, cơ quan ngang Bộ, UBND cấp tỉnh và các cơ quan liên quan đến Đề án cải thiện xếp hạng tín nhiệm quốc gia tới năm 2030
Trách nhiệm của Bộ Tài Chính trong việc triển khai Đề án cải thiện xếp hạng tín nhiệm quốc gia tới năm 2030
Theo Điểm a Khoản 2 Điều 2 Quyết định 412/QĐ-TTg năm 2022 quy định về trách nhiệm của Bộ Tài Chính trong việc triển khai Đề án cải thiện xếp hạng tín nhiệm quốc gia tới năm 2030 như sau:
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan tổ chức triển khai thực hiện Đề án. Tổ chức sơ kết, đánh giá, rút kinh nghiệm năm năm đầu thực hiện Đề án vào năm 2026; chủ trì, phối hợp với các cơ quan đề xuất trình Thủ tướng Chính phủ quyết định điều chỉnh mục tiêu, nội dung Đề án khi cần thiết.
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức công tác đánh giá xếp hạng tín nhiệm quốc gia, tiếp nhận và xử lý các câu hỏi, đề nghị cung cấp thông tin liên quan từ các tổ chức xếp hạng tín nhiệm, tổ chức các hoạt động quảng bá tới nhà đầu tư, tổng hợp kết quả đánh giá báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
- Chủ trì kiện toàn Tổ công tác thực hiện các nhiệm vụ liên quan tới hoạt động xếp hạng tín nhiệm quốc gia nhằm tăng cường công tác cải thiện hệ số tín nhiệm quốc gia.
Trách nhiệm của Bộ KHĐT, NHNN Việt Nam, Bộ Công Thương, Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia trong việc triển khai Đề án cải thiện xếp hạng tín nhiệm quốc gia tới năm 2030
Theo Điểm b Khoản 2 Điều 2 Quyết định 412/QĐ-TTg năm 2022 quy định về trách nhiệm của Bộ KHĐT, NHNN Việt Nam, Bộ Công Thương, Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia trong việc triển khai Đề án cải thiện xếp hạng tín nhiệm quốc gia tới năm 2030 trong việc triển khai Đề án cải thiện xếp hạng tín nhiệm quốc gia tới năm 2030 như sau:
- Cung cấp số liệu, thông tin liên quan phù hợp với chức năng nhiệm vụ định kỳ và theo yêu cầu, phục vụ cho công tác xếp hạng tín nhiệm quốc gia.
- Cử nhóm cán bộ nòng cốt tham gia Tổ công tác thực hiện nhiệm vụ theo dõi công tác xếp hạng tín nhiệm quốc gia. Lãnh đạo cơ quan bố trí làm việc theo đề nghị của các tổ chức xếp hạng tín nhiệm nhằm tăng cường chia sẻ thông tín về công tác chỉ đạo, điều hành của ngành, lĩnh vực liên quan.
- Phối hợp với Bộ Tài chính xử lý và giải trình các thông tin cho các tổ chức xếp hạng tín nhiệm đối với các câu hỏi phát sinh sau các buổi làm việc với các tổ chức xếp hạng tín nhiệm hoặc khi có đề nghị từ các tổ chức xếp hạng tín nhiệm đối với các đối tượng thuộc phạm vi quản lý theo quy định, đảm bảo yêu cầu về chất lượng và thời gian.
- Phối hợp với Bộ Tài chính triển khai các nhiệm vụ của Đề án theo phân công.
Trách nhiệm của Bộ, cơ quan ngang Bộ và các cơ quan liên quan đến Đề án cải thiện xếp hạng tín nhiệm quốc gia tới năm 2030
Theo Điểm c Khoản 2 Điều 2 Quyết định 412/QĐ-TTg năm 2022 quy định về trách nhiệm của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các cơ quan liên quan có trách nhiệm chỉ đạo, tham gia thực hiện các nội dung liên quan của Đề án cải thiện xếp hạng tín nhiệm quốc gia tới năm 2030 như sau:
c) Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các cơ quan liên quan có trách nhiệm chỉ đạo, tham gia thực hiện các nội dung liên quan của Đề án; chủ động phối hợp với Bộ Tài chính trong việc thực hiện các công việc liên quan đến xếp hạng tín nhiệm quốc gia; chịu trách nhiệm cung cấp, giải trình đối với các vấn đề thuộc chức năng, nhiệm vụ được giao.
Trân trọng!
Võ Ngọc Nhi