Những nguyên tắc xử lý đối với pháp nhân thương mại phạm tội được pháp luật hình sự?

Nguyên tắc xử lý đối với pháp nhân thương mại phạm tội được pháp luật hình sự quy định như thế nào? Xử lý pháp nhân thương mại phạm tội sản xuất, buôn bán hàng giả là phân bón, Xử lý pháp nhân thương mại phạm tội sử dụng thông tin nội bộ để mua bán chứng khoán

Nguyên tắc xử lý đối với pháp nhân thương mại phạm tội được pháp luật hình sự quy định như thế nào?

Ban biên tập hãy giải đáp giúp tôi thắc mắc sau đây: Nguyên tắc xử lý đối với pháp nhân thương mại phạm tội được pháp luật hình sự quy định như thế nào? Mong sớm nhận được sự phản hồi. Xin cảm ơn!

Trả lời:

Nguyên tắc xử lý đối với pháp nhân thương mại phạm tội được pháp luật hình sự quy định tại Khoản 2 Điều 3 Bộ luật Hình sự 2015 với nội dung như sau:

- Mọi hành vi phạm tội do pháp nhân thương mại thực hiện phải được phát hiện kịp thời, xử lý nhanh chóng, công minh theo đúng pháp luật;

- Mọi pháp nhân thương mại phạm tội đều bình đẳng trước pháp luật, không phân biệt hình thức sở hữu và thành phần kinh tế;

- Nghiêm trị pháp nhân thương mại phạm tội dùng thủ đoạn tinh vi, có tính chất chuyên nghiệp, cố ý gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng;

- Khoan hồng đối với pháp nhân thương mại tích cực hợp tác với cơ quan có trách nhiệm trong việc phát hiện tội phạm hoặc trong quá trình giải quyết vụ án, tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại gây ra, chủ động ngăn chặn hoặc khắc phục hậu quả xảy ra.

Trên đây là nội dung giải đáp về nguyên tắc xử lý đối với pháp nhân thương mại phạm tội.

Xử lý pháp nhân thương mại phạm tội sản xuất, buôn bán hàng giả là phân bón

Tôi có thắc mắc về vấn đề này mong được Ban tư vấn giải đáp giúp. Cụ thể cho tôi hỏi xử lý pháp nhân thương mại phạm tội sản xuất, buôn bán hàng giả là phân bón như thế nào? Mong sớm nhận được phản hồi từ Ban tư vấn. Cảm ơn!

Trả lời:

Xử lý pháp nhân thương mại phạm tội sản xuất, buôn bán hàng giả là phân bón được quy định tại Khoản 6 Điều 195 Bộ luật Hình sự 2015, được sửa đổi bổ sung bởi Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017, theo đó: 

a) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng; 

b) Phạm tội thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c, e, g, h và i khoản 2 Điều này, thì bị phạt tiền từ 3.000.000.000 đồng đến 6.000.000.000 đồng; 

c) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này, thì bị phạt tiền từ 6.000.000.000 đồng đến 9.000.000.000 đồng; 

d) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 4 Điều này, thì bị phạt tiền từ 9.000.000.000 đồng đến 15.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 03 năm; 

đ) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại Điều 79 của Bộ luật này, thì bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn; 

e) Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.

==> Như vậy tùy theo mức độ vi phạm và pháp nhân thương mại bị xử lý với hình thức phạt tiền, đình chỉ hoạt động vĩnh viễn, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.

Mong rằng những tư vấn của chúng tôi sẽ giúp giải đáp được những vướng mắc của bạn.  

Xử lý pháp nhân thương mại phạm tội sử dụng thông tin nội bộ để mua bán chứng khoán

Nhờ Ban tư vấn hãy giải đáp giúp tôi vấn đề sau trong thời gian sớm nhất. Cụ thể cho tôi hỏi xử lý pháp nhân thương mại phạm tội sử dụng thông tin nội bộ để mua bán chứng khoán như thế nào? Hy vọng anh/chị giải đáp giúp tôi trong thời gian sớm nhất. Chân thành cảm ơn! 

Trả lời:

Xử lý pháp nhân thương mại phạm tội sử dụng thông tin nội bộ để mua bán chứng khoán được quy định tại Khoản 4 Điều 210 Bộ luật Hình sự 2015, được sửa đổi bổ sung bởi Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017, theo đó: 

a) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 5.000.000.000 đồng;

b) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này, thì bị phạt tiền từ 5.000.000.000 đồng đến 10.000.000.000 đồng;

c) Pháp nhân thương mại còn có thể bị cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.

Mong rằng những tư vấn của chúng tôi sẽ giúp giải đáp được những vướng mắc của bạn.  

Trân trọng!

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Pháp nhân thương mại phạm tội

Mạc Duy Văn

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào