Quy trình lập, thẩm định, phê duyệt chủ trương đầu tư dự án sử dụng nguồn vốn đầu tư công thuộc hệ thống Tòa án nhân dân như nào?
Quy trình lập, thẩm định, phê duyệt chủ trương đầu tư dự án sử dụng nguồn vốn đầu tư công thuộc hệ thống Tòa án nhân dân
Căn cứ Điều 6 Quy định một số nội dung về quản lý dự án đầu tư xây dựng sử dụng nguồn vốn đầu tư công thuộc hệ thống Tòa án nhân dân ban hành kèm theo Quyết định Quyết định 608/QĐ-TANDTC-KHTC năm 2021 của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quy định về quy trình lập, thẩm định, phê duyệt chủ trương đầu tư dự án như sau:
1. Quy trình thực hiện.
Theo quy định tại Điều 26 Luật Đầu tư công số 39/2019/QH14 cụ thể:
a) Cơ quan, đơn vị được giao nhiệm vụ chuẩn bị dự án theo quy định tại Điều 5 của Quy định này tổ chức lập báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư trình Chánh án Tòa án nhân dân tối cao (thông qua Cục Kế hoạch-Tài chính) để thẩm định, phê duyệt.
b) Cục Kế hoạch-Tài chính Tòa án nhân dân tối cao có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan, đơn vị có chức năng liên quan để thẩm định báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư, thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn.
c) Căn cứ ý kiến thẩm định quy định tại điểm b, khoản 1 Điều này, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quyết định chủ trương đầu tư, bao gồm các nội dung: mục tiêu, quy mô, tổng mức đầu tư, cơ cấu nguồn vốn, địa điểm, thời gian, tiến độ thực hiện, dự kiến kế hoạch bố trí vốn.
2. Đối với trường hợp phải điều chỉnh chủ trương đầu tư được thực hiện theo Điều 34, Điều 43 Luật Đầu tư công số 39/2019/QH14 và Điều 11 Nghị định 40/2020/NĐ-CP.
Quy định về chủ đầu tư dự án, Tổ giúp việc của chủ đầu tư dự án sử dụng nguồn vốn đầu tư công thuộc hệ thống Tòa án nhân dân
Theo quy định tại Điều 7 Quy định một số nội dung về quản lý dự án đầu tư xây dựng sử dụng nguồn vốn đầu tư công thuộc hệ thống Tòa án nhân dân ban hành kèm theo Quyết định Quyết định 608/QĐ-TANDTC-KHTC năm 2021 của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao về chủ đầu tư dự án, Tổ giúp việc của chủ đầu tư như sau:
1. Chủ đầu tư là cơ quan, tổ chức được giao trực tiếp quản lý dự án đầu tư công theo quy định tại khoản 6, Điều 4, Luật Đầu tư công số 39/2019/QH14. Việc giao chủ đầu tư dự án thuộc thẩm quyền của người quyết định đầu tư, cụ thể:
a) Đối với dự án do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quyết định đầu tư thì Tòa án nhân dân cấp tỉnh, đơn vị trực thuộc Tòa án nhân dân tối cao (nơi có dự án triển khai) là chủ đầu tư dự án.
b) Đối với dự án do Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh quyết định đầu tư thì Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh xem xét giao cho đơn vị trực thuộc có kinh nghiệm làm chủ đầu tư dự án.
c) Trường hợp khác do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quyết định.
2. Tổ giúp việc của chủ đầu tư (sau đây gọi là Tổ giúp việc) được thành lập để giúp việc cho chủ đầu tư trong công tác quản lý, thanh toán vốn đầu tư công và các nhiệm vụ khác liên quan. Các thành viên của Tổ giúp việc là cán bộ, công chức của cơ quan, đơn vị được giao làm chủ đầu tư, hoạt động kiêm nhiệm; ngoài ra có thể bổ sung cán bộ hợp đồng chuyên môn về quản lý dự án, cụ thể:
a) Tổ giúp việc gồm:
- Tổ trưởng: là lãnh đạo cơ quan, đơn vị hoặc Chánh Văn phòng;
- Kế toán trưởng dự án: là kế toán cơ quan, đơn vị (phải có quyết định giao Kế toán trưởng dự án của chủ đầu tư);
- Thành viên gồm: Thủ trưởng đơn vị thụ hưởng (đối với các dự án phân cấp), công chức Văn phòng, nhân viên hợp đồng có chuyên môn về quản lý dự án đầu tư xây dựng (nếu có).
b) Chi phí cho hoạt động của Tổ giúp việc nằm trong chi phí quản lý dự án đầu tư xây dựng. Tổ giúp việc được phép chi các nội dung theo quy định tại Khoản 2, Điều 30, Nghị định 10/2021/NĐ-CP ngày 09/02/2021 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng.
c) Tổ giúp việc tự giải thể khi kết thúc dự án.
Trân trọng!
Phan Hồng Công Minh