Quyền sở hữu đối với hoa lợi của gia cầm trong trường hợp bị thất lạc
Quyền sở hữu đối với hoa lợi trong trường hợp hoa lợi từ gia cầm bị thất lạc
Căn cứ Khoản 7 Điều 2 Luật Chăn nuôi 2018 định nghĩa gia cầm:
7. Gia cầm là các loài động vật có 02 chân, có lông vũ, thuộc nhóm động vật có cánh được con người thuần hóa và chăn nuôi.
Và căn cứ Khoản 2 Điều 232 Bộ luật dân sự 2015 quy định về xác lập quyền sở hữu đối với gia cầm bị thât lạc như sau:
2. Trường hợp chủ sở hữu được nhận lại gia cầm bị thất lạc thì phải thanh toán tiền công nuôi giữ và chi phí khác cho người bắt được gia cầm. Trong thời gian nuôi giữ gia cầm bị thất lạc, người bắt được gia cầm được hưởng hoa lợi do gia cầm sinh ra và phải bồi thường thiệt hại nếu có lỗi cố ý làm chết gia cầm.
Căn cứ Điều 109 Bộ luật dân sự 2015 định nghĩa về hoa lợi, lợi tức như sau:
1. Hoa lợi là sản vật tự nhiên mà tài sản mang lại.
2. Lợi tức là khoản lợi thu được từ việc khai thác tài sản.
Như vậy, trong thời gian nuôi giữ con gà thất lạc của bạn, người bắt được sẽ được hưởng trứng gà do con gà sinh ra.
Căn cứ xác lập quyền sở hữu đối với gia cầm thất lạc
Căn cứ vào Khoản 6 Điều 221 Bộ luật dân sự 2015 này quy định về căn cứ xác lập quyền sơ hữu:
6. Chiếm hữu trong các điều kiện do pháp luật quy định đối với tài sản vô chủ, tài sản không xác định được chủ sở hữu; tài sản bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm được tìm thấy; tài sản do người khác đánh rơi, bỏ quên; gia súc, gia cầm bị thất lạc, vật nuôi dưới nước di chuyển tự nhiên.
Và căn cứ Khoản 1 Điều 232 Bộ luật này quy định xác lập quyền sở hữu đối với gia cầm bị thất lạc
1. Trường hợp gia cầm của một người bị thất lạc mà người khác bắt được thì người bắt được phải thông báo công khai để chủ sở hữu gia cầm biết mà nhận lại. Sau 01 tháng, kể từ ngày thông báo công khai mà không có người đến nhận thì quyền sở hữu đối với gia cầm và hoa lợi do gia cầm sinh ra trong thời gian nuôi giữ thuộc về người bắt được gia cầm.
Trân trọng!
Tạ Thị Thanh Thảo