Thứ tự ưu tiên khi thanh toán giữa các bên cùng nhận bảo đảm có thể thay đổi không? Trường hợp nào thì xử lý tài sản bảo đảm?

Thứ tự ưu tiên khi thanh toán giữa các bên cùng nhận bảo đảm có thể thay đổi không? Trường hợp nào thì xử lý tài sản bảo đảm? Tôi và chị Duyên có cho anh Hùng vay bảo đảm tài sản và hạn thanh toán nay đã đc nửa năm anh không trả. Vậy trường hợp này xử lý tài sản bảo đảm được chưa? Theo quy định thì chị Duyên sẽ được thanh toán trước nhưng tôi và chị thảo luận được là tôi sẽ nhận trước vậy thì có được không hay phải tiến hành đúng quy định? 

Thứ tự ưu tiên khi thanh toán giữa các bên cùng nhận bảo đảm có thể thay đổi không?

Căn cứ Điều 308 Bộ luật Dân sự 2015 quy định:

Điều 308. Thứ tự ưu tiên thanh toán giữa các bên cùng nhận tài sản bảo đảm

1. Khi một tài sản được dùng để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ thì thứ tự ưu tiên thanh toán giữa các bên cùng nhận bảo đảm được xác định như sau:

a) Trường hợp các biện pháp bảo đảm đều phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba thì thứ tự thanh toán được xác định theo thứ tự xác lập hiệu lực đối kháng;

b) Trường hợp có biện pháp bảo đảm phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba và có biện pháp bảo đảm không phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba thì nghĩa vụ có biện pháp bảo đảm có hiệu lực đối kháng với người thứ ba được thanh toán trước;

c) Trường hợp các biện pháp bảo đảm đều không phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba thì thứ tự thanh toán được xác định theo thứ tự xác lập biện pháp bảo đảm.

2. Thứ tự ưu tiên thanh toán quy định tại khoản 1 Điều này có thể thay đổi, nếu các bên cùng nhận bảo đảm có thỏa thuận thay đổi thứ tự ưu tiên thanh toán cho nhau. Bên thế quyền ưu tiên thanh toán chỉ được ưu tiên thanh toán trong phạm vi bảo đảm của bên mà mình thế quyền.

Như vậy, theo quy định hiện hành thì trong trường hợp các bên cùng nhận đảm bảo có thể thỏa thuận thứ tự ưu tiên thanh toán cho nhau thì có thể thay đôi thứ tự ưu tiên thanh toán.

Trường hợp nào thì xử lý tài sản bảo đảm?

Căn cứ Điều 299 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về các trường hợp xử lý tài sản bảo đảm như sau:

1. Đến hạn thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm mà bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ.

2. Bên có nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm trước thời hạn do vi phạm nghĩa vụ theo thỏa thuận hoặc theo quy định của luật.

3. Trường hợp khác do các bên thỏa thuận hoặc luật có quy định.

Theo đó, tài sản đảm bảo sẽ được xử lý trong các trường hợp được quy định như trên.

Trân trọng!

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Giao dịch bảo đảm

Võ Ngọc Nhi

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào