Khi người nhận từ chối bưu gửi thì bưu điện có phải chuyển lại cho người gửi không?
Khi người nhận từ chối bưu gửi thì bưu điện có phải chuyển lại cho người gửi hay không?
Tại Điều 17 Luật Bưu chính 2010 có quy định về hoàn trả bưu gửi cho người gửi như sau:
1. Bưu gửi được coi là không phát được trong các trường hợp sau đây:
a) Không có địa chỉ người nhận; địa chỉ người nhận không đầy đủ hoặc không đúng;
b) Người nhận đã thay đổi địa chỉ nhưng không để lại địa chỉ mới;
c) Không tìm được người nhận tại địa chỉ đã ghi;
d) Sau khi không thực hiện được việc phát, doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính đã mời tối thiểu hai lần, mỗi lần cách nhau 02 ngày làm việc, nhưng người nhận không đến nhận;
đ) Người nhận từ chối nhận.
2. Bưu gửi được chuyển hoàn để trả lại cho người gửi khi không phát được cho người nhận và người gửi yêu cầu chuyển hoàn. Người gửi phải thanh toán giá cước dịch vụ bưu chính khi chuyển hoàn bưu gửi, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
Như vậy, căn cứ theo quy định hiện hành thì trường hợp người gửi yêu cầu chuyển hoàn thì bưu gửi sẽ được chuyển hoàn để trả lại cho người gửi khi không phát được cho người nhận. Trừ các trường hợp không được hoàn trả.
Bưu gửi không được hoàn trả cho người nhận trong trường hợp nào?
Tại Khoản 4 Điều 17 Luật Bưu chính 2010 có quy định về những trường hợp bưu gửi không hoàn trả được cho người gửi như sau:
4. Bưu gửi được coi là không hoàn trả được cho người gửi trong các trường hợp sau đây:
a) Không có địa chỉ người gửi; địa chỉ người gửi không đầy đủ hoặc không đúng;
b) Người gửi đã thay đổi địa chỉ nhưng không để lại địa chỉ mới;
c) Không tìm được người gửi tại địa chỉ đã ghi trên bưu gửi;
d) Sau khi không thực hiện được việc phát, doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính đã mời tối thiểu hai lần, mỗi lần cách nhau 02 ngày làm việc, nhưng người gửi không đến nhận;
đ) Người gửi từ chối nhận lại.
Theo đó, nếu như thuộc các trường hợp được liệt kê trên thì bưu gửi không được hoàn trả cho người nhận.
Trân trọng!
Huỳnh Minh Hân