Phạm nhân đang có con nhỏ sống chung trong trại giam có phải đi lao động?
Phạm nhân đang có con nhỏ sống chung trong trại giam có phải đi lao động hay không?
Tại Khoản 4 Điều 32 Luật Thi hành án hình sự 2019 có quy định các trường hợp phạm nhân được nghỉ lao động trong các trường hợp sau đây:
4. Phạm nhân được nghỉ lao động trong các trường hợp sau đây:
a) Phạm nhân bị bệnh, không đủ sức khỏe lao động và được y tế trại giam xác nhận;
b) Phạm nhân đang điều trị tại cơ sở y tế;
c) Phạm nhân có con dưới 36 tháng tuổi đang ở cùng mẹ trong trại giam mà bị bệnh, được y tế trại giam xác nhận;
d) Phạm nhân nữ có thai được nghỉ lao động trước và sau khi sinh con theo quy định của pháp luật về lao động.
Theo đó, không phải tất cả các phạm nhân có con nhỏ đều được nghỉ lao động, trường hợp phạm nhân có con dưới 36 tháng tuổi đang ở cùng mẹ trong trại giam mà bị bệnh, được y tế trại giam xác nhận thì mới được nghỉ lao động.
Phạm nhân lao động bao nhiêu ngày mỗi tuần?
Tại Khoản 1 Điều 32 Luật Thi hành án hình sự 2019 có quy định về chế độ lao động của phạm nhân như sau:
1. Phạm nhân được tổ chức lao động phù hợp với độ tuổi, sức khỏe và đáp ứng yêu cầu quản lý, giáo dục, hòa nhập cộng đồng. Phạm nhân lao động phải dưới sự giám sát, quản lý của trại giam, trại tạm giam. Thời giờ lao động của phạm nhân không quá 08 giờ trong 01 ngày và 05 ngày trong 01 tuần, được nghỉ vào các ngày chủ nhật, lễ, tết theo quy định của pháp luật. Trường hợp đột xuất hoặc thời vụ, Giám thị trại giam có thể yêu cầu phạm nhân làm thêm giờ nhưng không được vượt quá tổng số giờ làm thêm trong ngày theo quy định của pháp luật về lao động. Trường hợp phạm nhân lao động thêm giờ hoặc lao động trong ngày nghỉ thì được nghỉ bù hoặc được bồi dưỡng bằng tiền, hiện vật.
Trại giam phải áp dụng các biện pháp cần thiết để bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động cho phạm nhân.
Như vậy, phạm nhân lao động 05 ngày trong 1 tuần, được nghỉ vào các ngày chủ nhật, lễ, tết theo quy định của pháp luật.
Trân trọng!
Huỳnh Minh Hân