Quyết định miễn chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ như thế nào?
Quyết định miễn chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ được quy định như thế nào?
Tại Khoản 1 Điều 11 Thông tư liên tịch 04/2021/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BQP có quy định về quyết định miễn chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ như sau:
1. Tòa án tổ chức phiên họp xét, quyết định miễn chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ theo quy định tại khoản 2 Điều 104 của Luật Thi hành án hình sự. Chậm nhất là 03 ngày trước khi mở phiên họp, Tòa án thông báo bằng văn bản cho Viện kiểm sát cùng cấp biết để cử Kiểm sát viên tham dự phiên họp. Trường hợp Kiểm sát viên đã được cử không thể tham dự phiên họp thì Viện kiểm sát phải cử người khác tham gia.
Trường hợp cần bổ sung tài liệu hoặc tài liệu chưa rõ thì Thẩm phán chủ trì phiên họp đề nghị Viện kiểm sát cùng cấp bổ sung hoặc làm rõ thêm đối với tài liệu chưa rõ. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được yêu cầu của Tòa án, Viện kiểm sát cùng cấp phải gửi tài liệu bổ sung hoặc làm rõ thêm tài liệu cho Tòa án.
Trình tự xét miễn chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ được quy định như thế nào?
Tại Khoản 2 Điều 11 Thông tư liên tịch 04/2021/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BQP có quy định về quyết định miễn chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ như sau:
2. Trình tự xét miễn chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ
a) Chủ tọa khai mạc phiên họp, giới thiệu thành phần Hội đồng, Kiểm sát viên tham gia phiên họp, Thư ký phiên họp.
b) Một thành viên của Hội đồng trình bày hồ sơ đề nghị xét miễn chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ.
c) Đại diện Viện kiểm sát trình bày quan điểm của Viện kiểm sát về việc miễn chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ và việc tuân theo pháp luật trong việc xét miễn chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ.
d) Hội đồng thảo luận và quyết định.
Trân trọng!
Huỳnh Minh Hân