Luật áp dụng cho hợp đồng mua bán quần áo giữa doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp Trung Quốc
Luật áp dụng giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán quần áo giữa doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp Trung Quốc
Căn cứ Khoản 1 Điều 664 Bộ luật dân sự 2015 quy định về xác định pháp luật áp dụng đối với quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài nhưu sau:
1. Pháp luật áp dụng đối với quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài được xác định theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên hoặc luật Việt Nam.
Theo Khoản 1 Điều 1 Công ước Viên về mua bán hàng hóa quốc tế năm 1980 (CISG) quy định về điều kiện áp dụng Công ước này:
Ðiều 1:
1. Công ước này áp dụng cho các hợp đồng mua bán hàng hóa giữa các bên có trụ sở thương mại tại các quốc gia khác nhau.
a. Khi các quốc gia này là các quốc gia thành viên của Công ước hoặc,
b. Khi theo các quy tắc tư pháp quốc tế thì luật được áp dụng là luật của nước thành viên Công ước này.
Và Điều 2 Công ước này quy định các trường hợp không áp dụng Công ước này:
Ðiều 2:
Công ước này không áp dụng vào việc mua bán:
a. Các hàng hóa dùng cho cá nhân, gia đình hoặc nội trợ, ngoại trừ khi người bán, vào bất cứ lúc nào trong thời gian trước hoặc vào thời điểm ký kết hợp đồng, không biết hoặc không cần phải biết rằng hàng hóa đã được mua để sử dụng như thế.
b. Bán đấu giá.
c. Ðể thi hành luật hoặc văn kiện uỷ thác khác theo luật.
d. Các cổ phiếu, cổ phần, chứng khoán đầu tư, các chứng từ lưu thông hoặc tiền tệ.
e. Tàu thủy, máy bay và các chạy trên đệm không khí.
f. Ðiện năng.
Việt Nam và Trung Quốc đều là thành viên của Công ước Viên và bạn với đối tác điều có trụ sở ở hai quốc gia khác nhau. Đồng thời, hợp đồng của hai bên là mua bán quân áo không thuộc trường hợp không áp dụng Công ước này.
Vì vậy, pháp luật áp dụng giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán quần áo giữa bạn và đối tác ở Trung Quốc là Công ước Viên về mua bán hàng hóa quốc tế năm 1980 (CISG). Ngoài ra Điều 9 Công ước này còn quy định áp dụng tập quán để giải quyết tranh chấp này:
1. Các bên bị ràng buộc bởi tập quán mà họ đã thỏa thuận và bởi các thực tiễn đã được họ thiết lập trong mối quan hệ tương hỗ.
2. Trừ phi có thỏa thuận khác thì có thể cho rằng các bên ký hợp đồng có ngụ ý áp dụng những tập quán mà họ đã biết hoặc cần phải biết và đó là những tập quán có tính chất phổ biến trong thương mại quốc tế và được các bên áp dụng một cách thường xuyên đối với hợp đồng cùng chủng loại trong lĩnh vực buôn bán hữu quan để điều chỉnh hợp đồng của mình hoặc điều chỉnh việc ký kết hợp đồng đó.
Các xác định trụ sở thương mai khi một trong các bên hợp đồng thương mại quốc tế có nhiều trụ sở
Căn cứ Khoản a Điều 10 Công ước trên quy định về cách xác định trụ sở thương mại khi một trong các bên hợp đồng thương mại quốc tế có nhiều trụ sở như sau:
a. Nếu một bên có hơn một trụ sở thương mại trở lên thì trụ sở thương mại của họ sẽ được coi là trụ sở nào đó có mối liên hệ chặt chẽ nhất đối với hợp đồng và đối với việc thực hiện hợp đồng đó, có tính tới những tình huống mà các bên đều biết hoặc đều dự đoán được vào bất kỳ lúc nào trước hoặc vào thời điểm hợp đồng.
Trân trọng!
Tạ Thị Thanh Thảo