Chồng cấm vợ đi học và bắt nội trợ ở nhà có vi phạm pháp luật không?
Chồng cấm vợ đi học chỉ cho nội trợ ở nhà có vi phạm pháp luật không?
Căn cứ Khoản 1 và Điểm a Khoản 7 Điều 9 Nghị định 125/2021/NĐ-CP quy định hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bình đẳng giới liên quan đến giáo dục, đào tạo như sau:
1. Phạt cảnh cáo đối với hành vi vận động, xúi giục hoặc không cho người khác tới trường, học tập nâng cao hiểu biết vì lý do giới tính.
7. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc khôi phục quyền lợi hợp pháp của người bị xâm phạm đối với hành vi quy định tại khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này;
b) Buộc sửa đổi hoặc bãi bỏ các quy định về tuổi đào tạo, tuổi tuyển sinh có sự phân biệt đối xử về giới đối với hành vi quy định tại khoản 5 Điều này;
Như vậy, hành vi chồng bạn không cho bạn học tập nâng cao hiểu biết là hành vi vi phạm hành chính. Do đó, hành vi này là hành vi vi phạm pháp luật với hình phạt cảnh cáo và phải cho bạn quyền đi học.
Vợ đánh chồng có được coi là bạo lực gia đình không?
Căn cứ Khoản 2 Điều 1 Luật phòng, chống bạo lực gia đình 2007 quy định về định nghĩa của bạo lực gia định như sau:
2. Bạo lực gia đình là hành vi cố ý của thành viên gia đình gây tổn hại hoặc có khả năng gây tổn hại về thể chất, tinh thần, kinh tế đối với thành viên khác trong gia đình.
Theo Điều 2 Luật này quy định các hành vi bạo lực gia đình như sau:
1. Các hành vi bạo lực gia đình bao gồm:
a) Hành hạ, ngược đãi, đánh đập hoặc hành vi cố ý khác xâm hại đến sức khoẻ, tính mạng;
b) Lăng mạ hoặc hành vi cố ý khác xúc phạm danh dự, nhân phẩm;
c) Cô lập, xua đuổi hoặc gây áp lực thường xuyên về tâm lý gây hậu quả nghiêm trọng;
d) Ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong quan hệ gia đình giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau;
đ) Cưỡng ép quan hệ tình dục;
e) Cưỡng ép tảo hôn; cưỡng ép kết hôn, ly hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ;
g) Chiếm đoạt, huỷ hoại, đập phá hoặc có hành vi khác cố ý làm hư hỏng tài sản riêng của thành viên khác trong gia đình hoặc tài sản chung của các thành viên gia đình;
h) Cưỡng ép thành viên gia đình lao động quá sức, đóng góp tài chính quá khả năng của họ; kiểm soát thu nhập của thành viên gia đình nhằm tạo ra tình trạng phụ thuộc về tài chính;
i) Có hành vi trái pháp luật buộc thành viên gia đình ra khỏi chỗ ở.
2. Hành vi bạo lực quy định tại khoản 1 Điều này cũng được áp dụng đối với thành viên gia đình của vợ, chồng đã ly hôn hoặc nam, nữ không đăng ký kết hôn mà chung sống với nhau như vợ chồng.
Theo đó, hành vi vợ đánh chồng gây tổn hại hoặc có khả năng gây tổn hại về thể chất, tinh thần, kinh tế đối với chồng nên đây được coi là hành vi bạo lực gia đình.
Trân trọng!
Tạ Thị Thanh Thảo