Dân quân có hành vi đòi hỏi tài sản của nhân dân để thực hiện công việc thì bị xử lý như nào?
Dân quân có hành vi đòi hỏi tài sản của nhân dân để thực hiện công việc thì bị xử lý như thế nào?
Căn cứ Điều 26 Thông tư 75/2020/TT-BQP quy định về quấy nhiễu nhân dân như sau:
1. Có hành vi đòi hỏi, yêu sách, gây phiền hà, khó khăn, cản trở sinh hoạt bình thường của nhân dân hoặc xâm phạm đến sức khỏe, nhân phẩm, danh dự, tài sản của nhân dân nhưng chưa tới mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự, thì bị kỷ luật khiển trách, cảnh cáo hoặc giáng chức.
2. Vi phạm một trong các trường hợp sau thì bị kỷ luật cách chức hoặc tước danh hiệu quân Dân quân tự vệ:
a) Giữ chức vụ chỉ huy;
b) Lôi kéo người khác tham gia;
c) Gây ảnh hưởng đến uy tín, danh dự của Dân quân tự vệ.
Theo đó, Dân quân có hành vi đòi hỏi tài sản của nhân dân để thực hiện công việc sẽ bị kỷ luật khiển trách, cảnh cáo hoặc giáng chức. Ngoài ra nếu thuộc trường hợp tại Khoản 2 Điều trên sẽ bị kỷ luật cách chức hoặc tước danh hiệu quân Dân quân tự vệ.
Dân quân lợi dụng chức vụ chiếm đoạt tài sản trị giá dưới 2 triệu đồng bị xử lý như thế nào?
Theo quy định tại Điều 27 Thông tư 75/2020/TT-BQP về chiếm đoạt tài sản như sau:
1. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc dùng các thủ đoạn khác để chiếm đoạt tài sản của Nhà nước, tổ chức, cá nhân có giá trị dưới 2.000.000 (hai triệu) đồng, thì bị kỷ luật từ khiển trách, cảnh cáo đến giáng chức.
2. Vi phạm một trong các trường hợp sau, thì bị kỷ luật cách chức đến tước danh hiệu Dân quân tự vệ:
a) Lôi kéo người khác tham gia;
b) Làm ảnh hưởng đến việc thực hiện nhiệm vụ của đơn vị.
Chỉ huy trưởng Dân quân tự vệ lợi dụng chức vụ chiếm đoạt tiền bồi dưỡng sức khỏe của cấp dưới nhưng chưa tới 2 triệu thì sẽ bị kỷ luật từ khiển trách, cảnh cáo đến giáng chức.
Trân trọng!
Phan Hồng Công Minh