Để thành lập chi nhánh của Trung tâm trợ giúp pháp lý thì cần phải chuẩn bị những hồ sơ nào?
Để thành lập chi nhánh của Trung tâm trợ giúp pháp lý thì cần phải chuẩn bị những hồ sơ gì?
Tại Khoản 1 Điều 7 Nghị định 144/2017/NĐ-CP có quy định về thủ tục thành lập Chi nhánh như sau:
1. Giám đốc Sở Tư pháp lập hồ sơ trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định việc thành lập Chi nhánh của Trung tâm. Hồ sơ gồm có:
a) Tờ trình về việc thành lập Chi nhánh, trong đó nêu rõ việc đáp ứng các điều kiện thành lập Chi nhánh;
b) Dự thảo Quyết định thành lập Chi nhánh;
c) Ý kiến bằng văn bản của Sở Nội vụ về việc thành lập Chi nhánh.
Căn cứ theo quy định hiện hành, để có thể thành lập chi nhánh của Trung tâm trợ giúp pháp lý thì cần phải đáp ứng các hồ sơ được quy định như trên.
Ai có thẩm quyền quyết định giải thể chi nhánh của Trung tâm trợ giúp pháp lý?
Tại Điều 8 Nghị định 144/2017/NĐ-CP có quy định về thủ tục giải thể chi nhánh như sau:
1. Giám đốc Sở Tư pháp lập hồ sơ trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định việc giải thể Chi nhánh. Hồ sơ giải thể Chi nhánh bao gồm: Tờ trình về việc giải thể Chi nhánh và dự thảo Quyết định giải thể Chi nhánh.
2. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định giải thể Chi nhánh.
3. Trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận được quyết định giải thể Chi nhánh, Giám đốc Trung tâm miễn nhiệm Trưởng Chi nhánh.
4. Việc giải thể Chi nhánh phải được công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng của địa phương với các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Tên, địa chỉ trụ sở, số điện thoại của Chi nhánh;
b) Ngày ra quyết định giải thể;
c) Ngày chấm dứt hoạt động của Chi nhánh.
Căn cứ theo quy định hiện hành thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định việc giải thể Chi nhánh của Trung tâm trợ giúp pháp lý.
Trân trọng!
Huỳnh Minh Hân