Tranh chấp về chứng khoán có thể khởi kiện ra trọng tài thương mại được không?

Tranh chấp về chứng khoán có thể khởi kiện ra trọng tài thương mại được không? Sau khi xảy ra tranh chấp chứng khoán mới thỏa thuận Trọng tài có được không? Tôi vừa tham gia ký kết một hợp đồng về chứng khoán và muốn hỏi xíu về giải quyết tranh chấp đối với chứng khoán. Tôi muốn hỏi là khi xảy ra tranh chấp về chứng khoản có thể khởi kiện ra Trọng tài được không? Nếu trước đó tôi không thỏa thuận về trọng tài nhưng sau khi xảy ra tranh chấp cả hai bên lựa chọn trọng tài thì vẫn áp dụng đúng không?

Tranh chấp về chứng khoán có thể khởi kiện ra trọng tài thương mại được không?

Theo Điều 133 Luật Chứng khoán 2019 quy định về giải quyết tranh chấp và bồi thường thiệt hại như sau:

1. Trường hợp quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân trong hoạt động về chứng khoán và thị trường chứng khoán bị xâm phạm hoặc có tranh chấp phát sinh trong hoạt động chứng khoán và thị trường chứng khoán tại Việt Nam thì việc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp hoặc giải quyết tranh chấp được thực hiện thông qua thương lượng, hòa giải hoặc yêu cầu Trọng tài hoặc Tòa án Việt Nam giải quyết theo quy định của pháp luật.

2. Chủ thể xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân trong hoạt động về chứng khoán và thị trường chứng khoán mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, thực hiện các trách nhiệm dân sự khác theo thỏa thuận, theo quy định của Bộ luật Dân sự và quy định khác của pháp luật có liên quan.

3. Thẩm quyền, thủ tục để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân hoặc giải quyết tranh chấp phát sinh trong hoạt động chứng khoán và thị trường chứng khoán được thực hiện theo quy định của pháp luật.

Như vậy, theo quy định hiện hành thì việc tranh chấp đối với hoạt động tranh chấp, bồi thường chứng khoán có thể được giải quyết bằng những hình thức thương lượng, hòa giải hoặc yêu cầu Trọng tài, Tòa án Việt Nam giải quyết. Do đó, tranh chấp về chứng khoán có thể giải quyết bằng Trong tài thương mại.

Sau khi xảy ra tranh chấp chứng khoán mới thỏa thuận Trọng tài có được không?

Theo Điều 5 Luật Trọng tài thương mại 2010 quy định điều kiện giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài như sau:

1. Tranh chấp được giải quyết bằng Trọng tài nếu các bên có thoả thuận trọng tài. Thỏa thuận trọng tài có thể được lập trước hoặc sau khi xảy ra tranh chấp.

2. Trường hợp một bên tham gia thoả thuận trọng tài là cá nhân chết hoặc mất năng lực hành vi, thoả thuận trọng tài vẫn có hiệu lực đối với người thừa kế hoặc người đại diện theo pháp luật của người đó, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác.

3. Trường hợp một bên tham gia thỏa thuận trọng tài là tổ chức phải chấm dứt hoạt động, bị phá sản, giải thể, hợp nhất, sáp nhập, chia, tách hoặc chuyển đổi hình thức tổ chức, thỏa thuận trọng tài vẫn có hiệu lực đối với tổ chức tiếp nhận quyền và nghĩa vụ của tổ chức đó, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác.

Như vậy, sau khi xảy ra tranh chấp hai bên quyết định thỏa thuận trong tài thì việc lập trước hay sau khi xảy ra tranh chấp đều có thể làm căn cứ để giải quyết vụ việc tại Trọng tài Thương mại.

Trân trọng!

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Chứng khoán

Võ Ngọc Nhi

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào