Sao chép đĩa ca nhạc mà không được nhà sản xuất đồng ý bị xử phạt như thế nào?
Sao chép đĩa ca nhạc mà không được nhà sản xuất đồng ý bị xử phạt như nào?
Căn cứ Điều 27 Nghị định 131/2013/NĐ-CP sửa đổi, thay thế bởi Khoản 2 Điều 3 Nghị định 28/2017/NĐ-CP quy định về hành vi xâm phạm quyền sao chép bản ghi âm, ghi hình như sau:
1. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 35.000.000 đồng đối với hành vi sao chép bản ghi âm, ghi hình mà không được phép của chủ sở hữu quyền của nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình.
2. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc dỡ bỏ bản sao bản ghi âm, ghi hình dưới hình thức điện tử, trên môi trường mạng và kỹ thuật số hoặc buộc tiêu hủy tang vật vi phạm đối với hành vi quy định tại Khoản 1 Điều này.
Theo đó, hành vi sao chép video ca nhạc từ đĩa mà không được chủ sở hữu quyền nhà sản xuất đồng ý sẽ bị phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 35.000.000 đồng. Bị buộc thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả theo như quy định trên.
Đăng bản sao chép video ca nhạc mà không được nhà sản xuất đồng ý như thế nào?
Theo quy định tại Điều 28 Nghị định 131/2013/NĐ-CP sửa đổi, thay thế bởi Khoản 2 Điều 3 Nghị định 28/2017/NĐ-CP về hành vi xâm phạm quyền phân phối đến công chúng bản gốc hoặc bản sao bản ghi âm, ghi hình như sau:
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi phân phối đến công chúng bản gốc hoặc bản sao bản ghi âm, ghi hình mà không được phép của chủ sở hữu quyền của nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình.
2. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc dỡ bỏ bản sao bản ghi âm, ghi hình dưới hình thức điện tử, trên môi trường mạng và kỹ thuật số hoặc buộc tiêu hủy tang vật vi phạm đối với hành vi quy định tại Khoản 1 Điều này.
Như vậy, hành vi đăng bản sao chép video ca nhạc từ đĩa lên mạng mà không được chủ sở hữu quyền của nhà sản xuất đồng ý thì sẽ bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng. Buộc dỡ bỏ bản sao bản ghi âm, ghi hình dưới hình thức điện tử, trên môi trường mạng và kỹ thuật số hoặc buộc tiêu hủy tang vật vi phạm.
Trân trọng!
Phan Hồng Công Minh