Bí mật nhà nước trong lĩnh vực kế hoạch, đầu tư và thống kê được giải mật trong các trường hợp nào?
Bí mật nhà nước thuộc lĩnh vực kế hoạch, đầu tư và thống kê được giải mật trong các trường hợp nào?
Căn cứ Khoản 2, Khoản 3 Điều 12 Thông tư 07/2020/TT-BKHĐT quy định các trường hợp bí bí mật nhà nước thuộc lĩnh vực kế hoạch, đầu tư và thống kê được giải mật:
2. Bí mật nhà nước đương nhiên giải mật trong các trường hợp sau:
a) Hết thời hạn bảo vệ, hết thời gian gia hạn thời hạn bảo vệ bí mật nhà nước quy định tại Điều 19, Đièu 20 Luật Bảo vệ bí mật nhà nước.
b) Không còn thuộc danh mục bí mật nhà nước. Trường hợp này, cơ quan, đơn vị xác định bí mật nhà nước phải đóng dấu hoặc có văn bản, hình thức khác xác định việc giải mật và thông báo ngày bằng văn bản đến cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.
3. Bí mật nhà nước được giải mật toàn bộ hoặc một phần trong trường hợp cần giải mật để đáp ứng yêu cầu thực tiễn bảo vệ lợi ích quốc gia, dân tộc, phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, hội nhập, hợp tác quốc tế. Trong trường hợp này, các cơ quan, đơn vị phải tiến hành giải mật theo trình tự, thủ tục sau:
a) Người đứng đầu các cơ quan, đơn vị trong ngành kế hoạch, đầu tư và thống kê xác định bí mật nhà nước thành lập Hội đồng giải mật.
b) Hội đồng giải mật bao gồm đại diện lãnh đạo cơ quan, đơn vị xác định bí mật nhà nước làm Chủ tịch Hội đồng và đại diện cơ quan, đơn vị có liên quan.
c) Hội đồng giải mật có trách nhiệm xem xét việc giải mật, báo cáo người đứng đầu cơ quan, đơn vị thuộc ngành kế hoạch, đầu tư và thống kê xác định bí mật nhà nước ban hành quyết định giải mật.
d) Trường hợp giải mật một phần thì nội dung giải mật được đưa vào quyết định giải mật và chậm nhất 15 ngày kể từ ngày có quyết định giải mật, cơ quan, đơn vị tiến hành giải mật có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan biết để thực hiện đóng dấu giải mật hoặc có văn bản xác định việc giải mật đối với tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước do mình quản lý.
đ) Trường hợp giải mật toàn bộ bí mật nhà nước thì sau khi quyết định giải mật phải được đóng dấu giải mật hoặc có văn bản xác định việc giải mật và chậm nhất 15 ngày kể từ ngày quyết định giải mật bí mật nhà nước, cơ quan, đơn vị tiến hành giải mật có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan biết để đóng dấu giải mật hoặc có văn bản xác định việc giải mật đối với tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước do mình quản lý.
e) Hồ sơ giải mật phải được lưu trữ bao gồm quyết định thành lập Hội đồng giải mật; bí mật nhà nước đề nghị giải mật; biên bản họp Hội đồng giải mật; quyết định giải mật và tài liệu khác có liên quan.
Giải mật và mẫu dấu giải mật bí mật nhà nước thuộc lĩnh vực kế hoạch, đầu tư và thống kê là như thế nào?
1. Căn cứ Khoản 1 Điều 12 Thông tư trên quy định định nghĩa giải mật của bí mật nhà nước là xóa bỏ độ mật của bí mật nhà nước.
4. Căn cứ Khoản 4 Điều này và Thông tư số 24/2020/TT-BCA quy định mẫu dấu giải mật:
Mẫu dấu “GIẢI MẬT”: Hình chữ nhật, kích thước 30mm x 13mm, có hai đường viền xung quanh, khoảng cách giữa hai đường viền là 01mm; hàng thứ nhất là dòng chữ “GIẢI MẬT” trình bày bằng chữ in hoa, cỡ chữ 14, kiểu chữ times new roman, đứng, đậm; hàng thứ hai là chữ "Từ:….." ở đâu hàng và các dấu chấm cho đến hết, trình bày bằng chữ thường, cỡ chữ 13, kiểu chữ times new roman; khoảng cách giữa hàng chữ thứ nhất và hàng chữ thứ hai là 02 mm. Sau khi đóng dấu “GIẢI MẬT” ở dòng “Từ:….” phải ghi rõ thời gian giải mật bắt đầu từ ngày, tháng, năm lãnh đạo có thẩm quyền ký quyết định giải mật.
Dấu “GIẢI MẬT” được sử dụng để đóng trên tài liệu bí mật nhà nước kể từ ngày có quyết định giải mật của người có thẩm quyền và từ ngày nhận được thông báo giải mật hoặc đối với trường hợp quy định tại điểm c, khoản 2 Điều 22 Luật Bảo vệ bí mật nhà nước.
Trân trọng!
Tạ Thị Thanh Thảo