Điều kiện để xét duyệt trúng thầu đối với đấu thầu cung cấp dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp, hỗn hợp?
Điều kiện xét duyệt trúng thầu đối với đấu thầu cung cấp dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp, hỗn hợp?
Xin chào, tôi là Minh Nghĩa. Hiện tại tôi đang tìm hiểu về quy định pháp luật liên quan đến luật đấu thầu. Trong quá trình tìm hiểu các quy định liên quan đến vấn đề này tôi có rất nhiều thắc mắc chưa giải đáp được. Cho tôi hỏi, theo quy định của Luật Đấu thầu hiện hành thì điều kiện xét duyệt trúng thầu đối với đấu thầu cung cấp dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp, hỗn hợp được quy định cụ thể ra sao? Mong các bạn giải đáp giúp tôi. Xin cảm ơn!
Trả lời: Theo quy định tại Điều 42 Luật Đấu thầu 2013 thì điều kiện xét duyệt trúng thầu đối với đấu thầu cung cấp dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp, hỗn hợp được quy định cụ thể như sau:
- Nhà thầu cung cấp dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp, hỗn hợp được xem xét, đề nghị trúng thầu khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
+ Có hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất hợp lệ;
+ Có năng lực và kinh nghiệm đáp ứng yêu cầu;
+ Có đề xuất về kỹ thuật đáp ứng yêu cầu;
+ Có sai lệch thiếu không quá 10% giá dự thầu;
+ Có giá dự thầu sau sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch, trừ đi giá trị giảm giá (nếu có) thấp nhất đối với phương pháp giá thấp nhất; có giá đánh giá thấp nhất đối với phương pháp giá đánh giá; có điểm tổng hợp cao nhất đối với phương pháp kết hợp giữa kỹ thuật và giá;
+ Có giá đề nghị trúng thầu không vượt giá gói thầu được phê duyệt. Trường hợp dự toán của gói thầu được phê duyệt thấp hơn hoặc cao hơn giá gói thầu được phê duyệt thì dự toán này sẽ thay thế giá gói thầu để làm cơ sở xét duyệt trúng thầu.
- Đối với nhà thầu không được lựa chọn, trong thông báo kết quả lựa chọn nhà thầu phải nêu rõ lý do nhà thầu không trúng thầu.
Trên đây là nội dung tư vấn về điều kiện xét duyệt trúng thầu đối với đấu thầu cung cấp dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp, hỗn hợp. Để biết thêm thông tin chi tiết, bạn nên tham khảo thêm tại Luật Đấu thầu 2013.
Điều kiện áp dụng mua sắm thường xuyên đối với hàng hóa, dịch vụ theo Luật đấu thầu
Xin chào, tôi là Minh Nghĩa. Hiện tại tôi đang tìm hiểu về quy định pháp luật liên quan đến luật đấu thầu. Trong quá trình tìm hiểu các quy định liên quan đến vấn đề này tôi có rất nhiều thắc mắc chưa giải đáp được. Cho tôi hỏi, theo quy định của Luật Đấu thầu hiện hành thì điều kiện áp dụng mua sắm thường xuyên đối với hàng hóa, dịch vụ được quy định cụ thể ra sao? Mong các bạn giải đáp giúp tôi. Xin cảm ơn!
Trả lời: Theo quy định tại Điều 46 Luật Đấu thầu 2013 thì điều kiện áp dụng mua sắm thường xuyên đối với hàng hóa, dịch vụ được quy định cụ thể như sau:
Cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân, đơn vị sự nghiệp công lập áp dụng mua sắm thường xuyên đối với hàng hóa, dịch vụ khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
- Sử dụng nguồn vốn mua sắm thường xuyên;
- Hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục hàng hóa, dịch vụ mua sắm thường xuyên để duy trì hoạt động thường xuyên của cơ quan, tổ chức, đơn vị.
Trên đây là nội dung tư vấn về điều kiện áp dụng mua sắm thường xuyên đối với hàng hóa, dịch vụ. Để biết thêm thông tin chi tiết, bạn nên tham khảo thêm tại Luật Đấu thầu 2013.
Điều kiện được áp dụng hình thức mua sắm trực tiếp trong đấu thầu
Xin chào, tôi là Trung Dũng. Hiện tại tôi đang tìm hiểu về quy định pháp luật liên quan đến lĩnh vực đấu thầu. Trong quá trình tìm hiểu các quy định liên quan đến vấn đề này tôi có rất nhiều thắc mắc chưa giải đáp được. Cho tôi hỏi, theo quy định hiện hành thì điều kiện được áp dụng hình thức mua sắm trực tiếp trong đấu thầu được quy định cụ thể ra sao? Và nó được quy định trong văn bản nào? Mong các bạn giải đáp giúp tôi. Xin cảm ơn!
Trả lời: Theo quy định tại Khoản 2 Điều 24 Luật Đấu thầu 2013 thì điều kiện được áp dụng hình thức mua sắm trực tiếp trong đấu thầu được quy định cụ thể như sau:
Mua sắm trực tiếp được thực hiện khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
- Nhà thầu đã trúng thầu thông qua đấu thầu rộng rãi hoặc đấu thầu hạn chế và đã ký hợp đồng thực hiện gói thầu trước đó;
- Gói thầu có nội dung, tính chất tương tự và quy mô nhỏ hơn 130% so với gói thầu đã ký hợp đồng trước đó;
- Đơn giá của các phần việc thuộc gói thầu áp dụng mua sắm trực tiếp không được vượt đơn giá của các phần việc tương ứng thuộc gói thầu tương tự đã ký hợp đồng trước đó;
- Thời hạn từ khi ký hợp đồng của gói thầu trước đó đến ngày phê duyệt kết quả mua sắm trực tiếp không quá 12 tháng.
Trường hợp nhà thầu thực hiện hợp đồng trước đó không có khả năng tiếp tục thực hiện gói thầu mua sắm trực tiếp thì được áp dụng mua sắm trực tiếp đối với nhà thầu khác nếu đáp ứng các yêu cầu về năng lực, kinh nghiệm, kỹ thuật và giá theo hồ sơ mời thầu và kết quả lựa chọn nhà thầu trước đó.
Trên đây là nội dung tư vấn về điều kiện được áp dụng hình thức mua sắm trực tiếp trong đấu thầu. Để biết thêm thông tin chi tiết, bạn nên tham khảo thêm tại Luật Đấu thầu 2013.
Trân trọng!
Lê Bảo Y